Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường sinh thái. Hãy cùng GiaiNgo giải đáp câu hỏi “nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ” ngay sau đây nhé!
Bài 2 trang 69 SGK Địa lí 9: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ mang lại những ý nghĩa sau:
Nâng cao được độ che phủ rừng
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều đồi núi. Vì thế mà hay xảy ra tình trạng sạt lở đất mỗi khi đến mùa mưa bão. Ngoài ra việc đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn xuất hiện tại đây làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Vì vậy việc phát triển nghề rừng có thể làm tăng độ che phủ rừng. Bên cạnh đó là góp phần bảo vệ môi trường.
Việc này còn có thể phòng chống được việc sạt lở đất, khô hạn, hạn chế lũ quét. Làm cho việc điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.
Nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất
Việc các đồng bào dân tộc ít người vẫn có tập quán phá rừng làm nương rẫy đã gây ra nhiều hậu quả khá nghiêm trọng. Vì vậy việc phát triển nghề rừng sẽ giúp cho người dân tộc nơi đây biết cách sử dụng đất một cách hiệu quả và mang lại thu nhập.
Điều này còn giúp nâng cao ý thức của người dân. Từ đó, giúp góp phần ổn định cuộc sống của dân cư và nâng cao thu nhập của người dân.
Tăng cao nguồn nguyên liệu
Phát triển nghề rừng có thể giúp cho các cơ sở nguyên liệu của các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,… được ổn định hơn. Bên cạnh đó giúp tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.
Mô hình trang trại nông lâm kết hợp mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Mô hình trang trại nông lâm kết hợp nhằm tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế về cây trồng và chăn nuôi. Bên cạnh đó, mô hình này còn giúp giữ được độ che phủ mặt đất, chống bạc màu đất và chống xói mòn rửa trôi.
Ngoài ra, mô hình này đặc biệt thích hợp trong điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi trầm trọng như hiện nay. Mô hình trang trại nông lâm kết hợp còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi thảo luận số 2 trang 68 SGK Địa lí 9: Hãy nêu ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình?
Thủy điện Hòa Bình được đưa vào khai thác vào năm 1994. Thủy điện Hòa Bình đã để lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ như sau:
Câu hỏi thảo luận số 1 trang 68 SGK Địa lí 9: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?
Những điều kiện thuận lợi mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước là:
Bài 1 trang 69 SGK Địa lí 9: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
Tiểu vùng Đông Bắc có thế mạnh là khai thác khoáng sản và thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản là vì:
Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh phát triển về thủy điện là vì:
Bài 3 trang 69 SGK Địa lí 9: Dựa vào bảng 18.1, vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Biểu đồ về sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc được biểu thị như sau:
Trong giai đoạn 1995 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc như sau:
Từ những nhận xét trên chúng ta có thể thấy được rằng tiểu vùng Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn tiểu vùng Tây Bắc.
Xem thêm: Tại sao Trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nhé!