Hệ sinh thái là gì? Ví dụ, thành phần, vai trò trong SGK Sinh học 9

Hệ sinh thái khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực sinh học. Cùng GiaiNgo khám phá những thông tin liên quan đến khái niệm hệ sinh thái là gì và những thông tin liên quan.

Hệ sinh thái là gì? Khái niệm hệ sinh thái

Hệ sinh thái là gì?

Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh. Hệ sinh thái bao gồm các thành phần sống (quần xã), các thành phần không sống (không khí, đất khoáng, nước). Những thành phần này cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường được gọi là quần xã.

Và những quần thể này luôn có sự tương tác qua lại lẫn nhau, mặc dù ít hay nhiều.

Hệ sinh thái là gì

Nhiều người quan niệm hệ sinh thái là các tập hợp bao gồm các nhóm thực vật và động vật phụ thuộc vào nhau. Hoặc có thể nhìn hệ sinh thái như một hệ thống và tập hợp các loài với cấu trúc rõ ràng. Được điều chỉnh bởi các quy tắc chung.

Phân loại và ví dụ về hệ sinh thái?

Hệ sinh thái được phân loại thành ba nhóm hệ sinh thái chính là hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt.

Với mỗi nhóm hệ sinh thái này sẽ có nhiều hệ sinh thái nhỏ hơn.

Phân loại và ví dụ về hệ sinh thái

Cụ thể ví dụ về từng nhóm hệ sinh thái như sau:

Nhóm hệ sinh thái Hệ sinh thái nhỏ hơn
Hệ sinh thái trên cạn Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái savan, hệ sinh thái sa mạc, hệ sinh thái hoang mạc, hệ sinh thái thảo nguyên,…
Hệ sinh thái nước mặn Hệ sinh thái ven bờ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái vùng khơi,…
Hệ sinh thái nước ngọt Hệ sinh thái nước đứng bao gồm như ao, hồ; hệ sinh thái nước chảy như sông hay suối,…

Ví dụ về hệ sinh thái cụ thể:

Trong một cái hồ có nhiều loại cây có thể sống dưới nước, bán cạn,… với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Các cây lớn có thể là những cây đóng vai trò bảo vệ cây nhỏ và các động vật sống trong không gian đó. Ở hồ cũng có thể có các loài vật lớn bé khác nhau.

Chúng ăn động vật khác hoặc ăn thực vật. Các sinh vật trong hồ phụ thuộc lẫn nhau, tác động môi trường sống của chúng khá khắng khít và chặt chẽ. Nhờ vậy tạo nên một hệ sinh thái hồ (hệ sinh thái nước đứng).

Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là?

Hệ sinh thái bao gồm các thành phần nào là một câu hỏi trắc nghiệm phổ biến.

Câu hỏi trắc nghiệm: Hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào?

A. Sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải

B. Tầng tạo sinh và tầng phân hủy

C. Quần xã sinh vật và nơi sống của chúng (sinh cảnh)

D. Sông, biển, rừng

Đáp án đúng: C

Lý giải câu hỏi hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:

Hệ sinh thái bao gồm các thành phần quần xã sinh vật và nơi sống của chúng, hay còn gọi là sinh cảnh. Cụ thể, hệ sinh thái sẽ bao gồm các thành phần:

  • Yếu tố vật lý: Đây là các yếu tố tạo nên nguồn năng lượng như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, dòng chảy,…
  • Yếu tố vô cơ: Yếu tố vô cơ bao gồm các hợp chất hóa học và các nguyên tố. Nó có tác dụng tổng hợp chất sống. Các yếu tố vô cơ có thể ở dạng khí, dạng lỏng,… và nó tham gia vào quá trình tuần hoàn vật chất.
  • Yếu tố hữu cơ: Yếu tố hữu cơ là các chất có vai trò kết nối các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Cụ thể là các chất mùn, protein,…

Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là

Vai trò của hệ sinh thái

Hệ sinh thái có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Hệ sinh thái góp phần bảo vệ và gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên như đất, hỗ trợ ngăn chặn thiên tai xảy ra như sạt lở hay bão lũ,…

Bên cạnh đó, hệ sinh thái còn có khả năng hấp thụ khí thải. Nhờ vậy mà tạo ra bầu khí quyển trong lành và lành mạnh. Vì thế mà bạn có thể hiểu tại sao bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Bên cạnh đó:

  • Hệ sinh thái giúp nâng cao năng suất trong việc chăn nuôi và trồng cây dựa trên việc cải tạo điều kiện sống của chúng.
  • Giúp hạn chế, tiêu diệt, dịch hại và bảo vệ đời sống cho vật nuôi, cây trồng, đời sống con người.
  • Hỗ trợ thuần hóa và giúp di giống các loài sinh vật.
  • Duy trình và nâng cao tính đa dạng sinh học, giúp bảo vệ, khôi phục các loài động thực vật quý hiếm.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Xây dựng mối quan hệ của con người và tự nhiên.
  • ….

Vai trò của hệ sinh thái

Hiểu được vai trò của hệ sinh thái là gì, bạn có thể biết được vì sao phải bảo vệ môi trường rồi phải không nào?

Bảo vệ môi trường không chỉ giúp giữ vững, đa dạng hệ sinh thái mà nó còn góp phần giúp môi trường sống của chúng ta tốt hơn.

Thực tế, với cuộc sống của con người hiện nay đã có nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Điều này làm mất cân bằng các hệ sinh thái. Với việc bổ sung kiến thức thế nào là hệ sinh thái và các thông tin liên quan đến hệ sinh thái, GiaiNgo hy vọng bạn và mọi người xung quanh có nhiều biện pháp cải tạo và bảo vệ môi trường sống của chính mình.