Tháng 7 Âm lịch cô hồn và những vấn đề tâm linh khiến nhiều người lo lắng gặp điều không may. Vậy, cô hồn là gì và những điều cần biết trong tháng cô là gì? Tất cả sẽ được GiaiNgo giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Theo quan niệm dân gian, cô hồn được xem là những vong linh không có nơi nương tựa, vẫn còn nhiều vương vấn tại trần thế và chưa được siêu thoát.
Ngoài tên gọi cô hồn, còn có một số tên gọi khác cho những vong linh này đó là cô hồn dã quỷ, hồn ma, âm binh, cô thần quả tú,…
Sở dĩ tên gọi này xuất hiện vì dân gian ta quan niệm rằng những hồn ma này không được siêu thoát bởi còn nhiều oan khuất, họ lang thang nay đây mai đó.
Trong một số trường hợp, vì oan khuất gây hại đến tâm thiện nên hồn ma làm những điều xấu, gây hại đến sự bình an của nhiều người.
Ngày cô hồn là ngày các vong linh được Diêm Vương cho quay về nhân gian, gặp lại gia đình người thân hoặc thực hiện tâm nguyện còn dang dở nếu có thể.
Vì vậy, vào ngày cô hồn trong năm, mỗi gia đình thường sẽ có những lễ cúng hoặc nghi thức chào đón “vong hồn”, cầu mong sự bình an, không quậy phá.
Mỗi năm, này cô hồn nước ta sẽ bắt đầu vào 15/07 Âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, dân gian ta quan niệm, tháng 7 chính là tháng cô hồn, chúng được kéo dài từ mùng 02/07 đến 14/07 Âm lịch.
Như đã đề cập, tháng cô hồn là tháng mà các vong linh được thả về trần thế, được tự do đi lại. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về tháng cô hồn.
Đối với nhiều người, đây là một tháng có nhiều điều không may, nên hạn chế làm chuyện đại sự. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng, tháng cô hồn là tháng để bày tỏ sự biết ơn, lòng thành kính đối với người đã khuất.
Cô hồn có nguồn gốc từ đâu đến nay vẫn là một vấn đề được nhiều người sự tranh cãi. Theo quan niệm của một số nước, tháng cô hồn có nguồn gốc từ hai nhân vật là A Nan và thần quỷ lửa.
Quỷ lửa với ngoại hình xấu xí, gầy ốm hiện lên và nói với với A Nan nếu muốn được sống tiếp và tăng tuổi thọ cần phải có lễ cúng dành cho họ nhà quỷ. Sợ lời tâm linh ấy, A Nan đã ngỏ lời với sư thầy và thực hiện một lễ cúng đầy đủ các lễ vật đúng như lời quỷ lửa nói.
Sự kiện này diễn ra vào tháng 7 Âm lịch, do đó nhiều người gọi đây là tháng cô hồn và xem nó như dịp để nhân gian bày tỏ lòng thành, tạo đường siêu thoát cho những quỷ dữ.
Ngoài ra, tại Việt Nam, tháng cô hồn được xem là dịp để mỗi nhà bày tỏ lòng thành kínhh đối với tổ tiên và những vong linh không nơi nương tựa. Họ quan niệm rằng, lễ cúng này sẽ giúp đem lại sự may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình.
Tùy theo quan niệm tâm linh của mỗi vùng, cô hồn sẽ được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ có các nhóm cô hồn chính như sau:
Trong tháng cô hồn, để thêm phần may mắn và bình an, mỗi chúng ta nên thực hiện một số nghi thức như:
Vậy trong tháng cô hồn nên mang gì theo người? Bạn có thể đi chùa để cầu mong sức khỏe, may mắn hay sự bình an. Bên cạnh đó, mang cho mình các vật phẩm phong thủy, muối,… để tránh bị các vong hồn theo quấy phá.
Trong tháng cô hồn, mỗi chúng ta thường đặt ra cho mình rất nhiều quy tắc cần kiêng kỵ. Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn mà GiaiNgo tổng hợp đến bạn:
Mâm cúng cô hồn mang trong mình nhiều ý nghĩa thiêng liêng và cao quý. Vì vậy cần chuẩn bị một cách thành tâm và đầy đủ nhất. Các lễ vật cần có trong một mâm cúng cô hồn không nên thiếu như cháo trắng, muối, gạo, đường,…
Mâm cúng cô hồn là cách để mỗi chúng ta bày tỏ lòng thành với người đã khuất. Đây như một cách làm phước, ban phát thức ăn cho những vong linh đói khổ, không nơi nương tựa.
Ngoài ra, cúng cô hồn còn là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện sự nhớ ơn của các thế hệ tổ tiên, cha ông đi trước.
Xem thêm: Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào? Văn khấn cúng tại nhà chuẩn nhất
Giật cô hồn là một nghi thức khá đặc trưng ở đất nước ta, xuất hiện phổ biến chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và nhất là Sài Gòn. Mâm cúng cô hồn sau khi thực hiện xong nghi lễ sẽ được những trẻ nhỏ giựt nhau một cách vui vẻ.
Giựt cô hồn như một nét đẹp văn hóa, tạo bầu không khí vui vẻ trong những ngày tháng 7 Âm lịch u ám. Đây cũng được xem như cách để xua tan đi điều không may mắn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đồ cúng cô hồn dùng để cúng những hồn ma lang thang. Điều này có khả năng mang lại điều không may mắn.
Vì vậy, vấn đề có nên giựt cô hồn không còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Đường thẻ cúng cô hồn là loại đường được làm từ mía thủ công, đem phơi và đóng thành bánh. Đường thẻ sẽ có màu vàng đậm hoặc nhạt tùy thuộc vào chất lượng mía.
Đường thẻ được xem là một lễ vật không thể thiếu khi cúng cô hồn.
Hiện nay, có rất nhiều bài cúng cô hồn khác nhau như bài cúng chúng sinh, văn cúng cô hồn, văn khấn cổ truyền,… Tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người để có thể chọn lựa được bài cúng phù hợp nhất.
Dưới đây là hình ảnh bài cúng cô hồn tháng 7 thường gặp nhất.
Đến nay, dân gian ta truyền tai nhau rất nhiều những câu chuyện khác nhau về cô hồn. Có người quan niệm chúng ta sinh ra gồm hai phần là phần hồn và phần xác. Khi chết đi, phần xác ở lại nhân gia hóa thành cát bụi, phần hồn sẽ ở lại để đầu thai. Thậm chí trong một số trường hợp, phần hồn sẽ không có nơi nương tựa, lang thang khắp nơi.
Việc cúng cô hồn được xem như hành động “ban phát” lễ vật cho những vong linh không nơi nương tựa. Và đây được xem là câu chuyện dân gian về cô hồn được nhiều người truyền tai nhau nhất.
Ma đói là từ dùng để chỉ những vong linh không được thờ cúng, lang thang khắp nơi hoặc chết vì đói khát. Một số quốc gia khác còn quan niệm rằng, ma đói còn là cụm từ để chỉ những vong linh khi còn sống không có gia đình, người thân.
Âm binh là những người thuộc về cõi âm, khi mất đi không được thời cúng và cũng không có nơi nương tựa. Họ thường được những thầy cúng triệu hồi để làm việc cho họ.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm được những thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề tháng cô hồn là gì. Nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, đừng quên nhấn Like&Share để ủng hộ GiaiNgo nhé.