Trong bài viết hôm nay, GiaiNgo mang đến cho bạn đọc những kiến thức về các công thức hóa học lớp 10 đầy đủ, chi tiết nhất. Hy vọng đây sẽ là cuốn sổ tay công thức giúp bạn học tốt môn Hóa học lớp 10 nhé!
Nội dung chương trình Hóa học lớp 10 có khá nhiều kiến thức và công thức cần nhớ khiến bạn phải đau đầu. Vì thế, GiaiNgo sẽ giúp bạn tổng hợp các công thức hóa học lớp 10 trong từng chương một cách đầy đủ, chi tiết nhất.
Công thức đầu tiên trong nội dung các công thức hóa học lớp 10 đó là công thức tính nguyên tử. Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân (số Proton + số Nơtron ) và vỏ nguyên tử (Electron).
Ký hiệu nguyên tử
Trong đó:
Công thức tính
Số đơn vị điện tích hạt nhân:
Số khối của hạt nhân:
Tổng các hạt trong nguyên tử = P + E + N
Công thức tính nguyên tử khối trung bình:
Cách xác định phần trăm các đồng vị:
⇒ % của đồng vị 2 là (100 – x).
Công thức tính thể tích nguyên tử:
V = 4/3πr³ (r là bán kính nguyên tử)
Khối lượng riêng của nguyên tử:
D = m/V
Trước khi tìm hiểu các công thức hóa học lớp 10 trong chương 2, chúng ta cùng hệ thống lại kiến thức về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn nhé!
Vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Các công thức tạo bởi nguyên tố R, thuộc nhóm nA trong bảng tuần hoàn
Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hydro giảm từ 4 đến 1.
Các công thức hóa học lớp 10 trong chương 3 – Liên kết hóa học gồm:
Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
Xét hợp chất có CTHH dạng AxBy
Hiệu độ âm điện:
ΔxA – B = |xA – xB|
Nếu:
Cách xác định số oxi hóa
Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học mà ở đó đó có sự chuyển electron giữa các chất tham gia vào phản ứng. Hay nói cách khác, đây là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
Vậy các công thức hóa học lớp 10 trong phản ứng oxi hóa – khử là gì, cùng GiaiNgo khám phá ngay nào.
Định luật bảo toàn electron
∑ne nhường = ∑ne nhận
Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron
Nhóm halogen thuộc nhóm VII A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhóm halogen gồm các nguyên tố Clo (Cl), Flo (F), Brom (Br) và Iot (I).
Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho kim loại phản ứng hết với HCl:
m muối = m KL + m gốc axit
Công thức tính khối lượng muối clorua thu được khi toàn tan hết hỗn hợp kim loại bằng HCl giải phóng H2:
m muối clorua = m hỗn hợp KL + 71.nH2
Các công thức hóa học lớp 10 chương Oxi – Lưu huỳnh gồm:
m muối sunfat = m hỗn hợp KL + 96.nH2
m muối sunfat = m hỗn hợp KL + 80.nH2SO4
m muối = m hỗn hợp KL + 96.nSO2
m muối = m hỗn hợp KL + 96.(nSO2 + 3nS + 4nH2S)
Tốc độ phản ứng
Tốc độ phản ứng là sự thay đổi (độ biến thiên) nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Xét một phản ứng có sự tham gia của chất A từ thời điểm t1 đến t2.
Tốc độ phản ứng của A là:
Δv = – ΔC/Δt
Nếu tốc độ phản ứng tính theo sản phẩm B thì:
v = ΔC/Δt
Do đó, công thức tổng quát tính tốc độ phản ứng trong khoảng thời gian từ t1 đến t2:
v = ± ΔC/Δt
Biểu thức vận tốc phản ứng:
v = k.[A]a.[B]b
Độ biến thiên nồng độ (ΔC) của các chất trong phản ứng có thể khác nhau. Tốc độ phản ứng của từng chất có thể khác nhau.
Cân bằng hóa học
Xét phản ứng thuận nghịch: aA + bB ↔ cC + dD, ta có:
Phản ứng ở trạng thái cân bằng:
Lưu ý: Đối với phản ứng có chất rắn thì không viết nồng độ chất rắn vào biểu thức tính K.
Như vậy, GiaiNgo đã giúp bạn củng cố các công thức hóa học lớp 10. Ngoài việc nắm vững các kiến thức về mặt lý thuyết thì việc rèn luyện các bài tập vận dụng là điều thiết yếu. Cùng GiaiNgo giải một số bài tập vận dụng ngay nào.
Xem thêm: M là gì trong Hóa học? Một số công thức liên quan đến m và M N là gì trong Hóa học? Các ký hiệu trong công thức Hóa học C là gì trong Hóa học? Tổng hợp các công thức liên quan
Xem thêm:
Bài 1: Tổng số hạt cơ bản của 1 nguyên tử X là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định X.
Hướng dẫn giải:
Ta có: P + N + E = 82
⇒ 2P + N = 82 (1) (Vì P = E)
Mà tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, nên
2P – N = 22 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ P = E = 26, N = 30
⇒ A = P + N = 56
Vậy X là Fe
Bài 2 Khi đun nóng 11,07g KMnO4 ta được 10,11g bã rắn A và chất khí B. Tính thể tích B ở (đktc) được giải phóng?
PTHH: KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mB = 11,07 – 10,11 = 0,96 (g) = mO2
nO2 = m/M = 0,96/32 = 0,03 (mol)
VO2 = n x 22,4 = 0,03 x 22,4 = 0,672 (lít)
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO ở đktc (NO là sản phẩm khử duy nhất). Tìm giá trị của V.
nCu = 19,2/64 = 0,3 (mol)
Ta có:
Cu (0) → Cu(+2) + 2e
N(+5) + 3e → N(+2)
Cứ 1 mol Cu sẽ nhường 2e, do đó 0,3 mol Cu sẽ nhường 0,3 x 2 = 0,6 mol
Giải sử số mol NO cần tìm là X thì số e để tạo ra X mol NO là 3X
Áp dụng định luật bảo toàn electron:
∑ne nhường = ∑ne nhận ⇔ 0,6 = 3X ⇒ X = 0,2
⇒ V = 0,2 x 22,4 = 4,48 (lít)
Bài 4: Hòa tan hết 11,1 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 8,96 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch A được m gam muối khan. Tính m?
Theo đề ta có:
nH2 = V/22,4 = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)
Áp dụng công thức: m muối = mKL + 96.nH2 = 11,1 + 96.0,4 = 11,1 + 38,4 = 49,5 (g)
Trên đây là tất cả các công thức hóa học lớp 10 mà GiaiNgo chia sẻ với bạn. Hy vọng các công thức hóa học lớp 10 sẽ là bước đệm giúp bạn tiếp thu kiến thức mới trong lớp 11 tốt hơn. Chúc các bạn học tốt và đừng quên theo dõi GiaiNgo mỗi ngày nhé!