Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất và gây tốn kém nhất của nước Mỹ. Với tinh thần đấu tranh bất khuất, nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Vậy nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là gì? Mời các độc giả của GiaiNgo cùng theo dõi!
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu
Đảng ta nhận thức rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử trước giai cấp, trước dân tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng chính trị, tư tưởng và tổ chức vững mạnh. Chính nhờ vậy, Đảng đã đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu khắt khe của một Đảng giữ vai trò quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại trong lịch sử nước ta.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đưa ra những đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, kịp thời. Bên cạnh đó, Đảng kiên quyết chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân đã phát huy truyền thống yêu nước, một lòng đi theo Đảng, chiến đấu ngoan cường, bất khuất, hi sinh vì độc lập tự do dân tộc.
Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân với tinh thần chiến đấu anh dũng, bền bỉ. Đồng bào, chiến sĩ miền Bắc luôn một lòng hướng về miền Nam ruột thịt. Nhân dân miền Bắc hăng say lao động tạo ra cơ sở vật chất xây dựng Chủ nghĩa xã hội, là hậu phương vững chắc chi viện toàn diện và liên tục cho cuộc kháng chiến ở miền Nam.
Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Tinh thần đoàn kết, yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đứng trước những khó khăn, thử thách, truyền thống đó lại càng được phát huy mạnh mẽ. Sự thống nhất trong Đảng đã tạo nên sức mạnh lãnh đạo cách mạng, nâng cao lòng tin của toàn dân đối với Đảng và trở thành động lực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nhân dân ta đoàn kết trong chiến đấu, lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, thống nhất về tư tưởng, nhận thức và hành động.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh thắng Mỹ.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là một bộ phận tất yếu và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta.
Đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào và Campuchia
Đảng và nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào và Campuchia trong cuộc chiến đấu chống Mỹ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung.
Đối với nhân dân ta
Đối với thế giới
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra từ 4/3 đến 30/4/1975, với ba chiến dịch lớn là:
Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4 đến ngày 24/3/1975. Sau những trận nghi binh đánh vào phía bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Pleiku), ngày 10/3 ta đã tiến hành trận then chốt tiến công vào Buôn Ma Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên đã thắng lợi hoàn toàn.
Ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Quân đoàn 2, Quân khu II, đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 ngụy, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.
Chiến dịch Huế – Đà Nẵng diễn ra từ ngày 5/3 đến ngày 29/3/1975. Chiến dịch bao gồm ba chiến dịch nhỏ được tiến hành gối nhau về thời gian: Chiến dịch Trị Thiên, Chiến dịch Nam Ngãi và Chiến dịch Đà Nẵng. Ngày 26/3/1975, giải phóng Huế. Ngày 29-3, giải phóng Đà Nẵng. Chiến dịch đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Quân đoàn I và Quân khu I ngụy.
Sau chiến công vang dội giải phóng Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, tận dụng thời cơ chiến lược, với phương châm “thần tốc, táo bạo, quyết thắng”, quân và dân ta giải phóng hoàn toàn các tỉnh duyên hải miền Trung, đánh tan tuyến phòng thủ Phan Rang, Xuân Lộc, áp sát Sài Gòn, Gia Định.
Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ 26 đến ngày 30/4/1975. Ngày 1/4/1975, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định; ngày 14/4, nhất trí đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Chiến dịch.
Đúng 17 giờ ngày 26/4, quân ta bắt đầu nổ súng mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tất cả 5 cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn.
10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào dinh Độc lập, bắt toàn bộ chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài, gian khổ của dân tộc.
Cuối năm 1974, đầu năm 1975 trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Mỹ phải rút hết quân về nước. Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
Bộ Chính trị từ Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
Bộ chính trị cũng nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
Trên đây là nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Hy vọng rằng bạn đọc của GiaiNgo sẽ phần nào nắm được kiến thức lịch sử thú vị này nhé!