Tiền đề dẫn đến sự căng thẳng giữa Nga – Ukraine, đỉnh điểm chính là chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga vào sáng ngày 24/02. Đây là kết quả tương tác chính trị giữa hai quốc gia trong suốt hơn 30 năm. Trong bài viết này của GiaiNgo, mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn tại sao Nga và Ukraine xảy ra xung đột.
Nguyên nhân xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina có thể được chia ra thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gắn với một sự kiện riêng. Cụ thể tiền đề tương tác chính trị giữa hai quốc gia như sau:
Vào tháng 12/1991, những nhà lãnh đạo của Ukraine, Nga và Belarus đã chốt thỏa thuận Belovezhskaya về việc thành lập SNG – Cộng đồng các quốc gia độc lập, đánh dấu sự tan rã của Liên Xô. Matxcơva hy vọng sẽ duy trì được sự ảnh hưởng thông qua SNG cùng khả năng cung cấp khí đốt giá rẻ.
Sau đó, Belarus và Nga thành lập một nhà nước liên minh nhưng Ukraine lại ngày càng ‘trôi dạt’ về phe các quốc gia phương Tây. Nga không hài lòng nhưng Ukraine khi đó lại thừa hưởng gần nửa triệu người và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới từ quân đội Liên Xô. Ukraine đồng ý giao toàn bộ tên lửa cho Nga để đổi lại đảm bảo an ninh và hỗ trợ kinh tế.
Mặc khác, các nước phương Tây có ý định kéo Ukraine về phía mình nên phản ứng của Matxcơva nhìn chung còn khá kiềm chế. Trong thập niên đầu tiên khi Liên Xô tan rã, nền kinh tế Nga còn yếu ớt, trong khi đó thì cuộc xung đột Chechnya đã khiến cho ngân khố bị cạn kiệt. Năm 1997, Nga ký kết ‘Hiệp ước lớn’ chia tách hạm đội Biển Đen và công nhận biên giới của Ukraine, trong đó bao gồm cả Crimea.
Khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước xảy ra dưới thời của Tổng thống Putin. Vào mùa thu năm 2003, Nga cho xây dựng con đập ở eo biển Kerch hướng đến đảo Tuzla của Ukraine. Ukraine xem đây là hành động phân chia lại biên giới.
Căng thẳng giữa hai bên được tháo ngòi sau cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo hai nước. Việc xây dựng đập đã ngừng lại nhưng tình bạn đã xuất hiện những vết rạn nứt đầu tiên.
Năm 2004, trong cuộc bầu cử tổng thống của Ukraine, Nga đã ủng hộ cho ứng cử viên thân Viktor Yanukovych nhưng lại xảy ra cuộc ‘Cách mạng cam’ khiến cho ông này không được công nhận kết quả chiến thắng.
Chính trị gia thân với phương Tây – Viktor Yushchenko đã trở thành tổng thống của Ukraine. Chiến thắng đó của ông đã đánh dấu bước ngoặt thay đổi trong chính sách của Nga nhằm chặn các cuộc cách mạng màu mà Nga cáo buộc do phương Tây ở sau giật dây.
Dưới thời của tổng thống Viktor Yushchenko, nước Nga đã hai lần đóng van dẫn khí đốt đến Ukraine ( 2006 và 2009) khiến Châu Âu ‘lãnh đủ’.
Năm 2008 – Sự kiện chính dẫn đến chiến sự
Tại Bucharest, tổng thống của Mỹ George Bush đã cố gắng để Ukraine và Gruzia nhận được kế hoạch hành động để chuẩn bị trở thành thành viên của liên minh.
Tổng thống Putin đã phản đối gay gắt. Matxcơva cũng tuyên bố rằng không công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ukraine. Sau đó, Pháp và Đức đã ngăn chặn kế hoạch của ông Bush. Hai quốc gia Gruzia và Ukraine được hứa hẹn chỗ trong NATO nhưng chưa biết khi nào gia nhập.
Theo hướng quân sự không xong, Ukraine quay sang hội nhập kinh tế thông qua hiệp định liên kết với Liên minh Châu Âu (EU). Đến mùa hè năm 2013, vài ngày trước khi Ukraine có khả năng ký văn kiện, Nga tung đòn kinh tế, gần như chặn biên giới để hàng hóa Ukraine không được xuất khẩu.
Vào mùa thu, chính quyền của tổng thống Yanukovych (nắm quyền năm 2010) ngừng việc ký kết hiệp ước với Brussels do áp lực từ phía Nga. Quyết định này đã gây nên một làn sóng biểu tình lớn ở Nga khiến ông Yanukovych phải chạy sang Nga tị nạn vào tháng 02/2014.
Nhân lúc Ukraine đang trống ghế quyền lực, tháng 03/2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Lúc ấy, quân đội Nga hậu thuẫn lực lượng ly khai ở Donbass – miền đông Ukraine dẫn đến việc thành lập hai nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk.
Ukraine phản ứng vô cùng chậm, đợi kết quả bầu cử tổng thống vào cuối tháng 5 rồi mới quyết định mở chiến dịch quân sự lấy lại lãnh thổ đã mất kiểm soát.
Cuối tháng 8, Ukraine cáo buộc Nga tung quân đội quy mô lớn đến Donbass (nhưng Nga phủ nhận). Đỉnh điểm là những lực lượng của Ukraine chịu thất bại tại Ilovaisk. Chiến sự chỉ kết thúc vào tháng 9 khi các bên ký kết thỏa thuận Minsk. Tuy nhiên, lệnh ngừng bắn vẫn liên tục vi phạm.
Đến đầu năm 2015, phía ly khai mở cuộc tấn công lớn, Ukraine cáo buộc Nga đã triển khai quân đội không sắc phục trên lãnh thổ đất nước họ. Sau một vài thất bại quân sự của Ukraine, Pháp và Đức đã làm trung gian cho các bên ký kết thỏa thuận Minsk-2.
Vào năm 2021, Nga đã hai lần điều quân đến gần sát biên giới của Ukraine vào mùa xuân và cuối mùa thu. Đến tháng 12, tổng thống Putin lần đầu tiên ra tối hậu thư yêu cầu NATO và Mỹ không kết nạp Ukraine và các nước Liên Xô cũ vào liên minh và không được hỗ trợ quân sự nhưng NATO đã từ chối.
Năm 2022: Nga công bố ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ tại đông Ukraine
Vào ngày 21/02/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin đã công nhận độc lập của hai nước cộng hòa ly khai ở miền đông của Ukraine. Những văn bản pháp lý nhanh chóng được Quốc hội Nga thông qua .
Điều đáng chú ý là Putin tuyên bố công nhận lãnh thổ của Cộng hòa nhân dân Lugansk và Cộng hòa nhân dân Donetsk bao gồm cả hai tỉnh Donetsk và Lugansk của Ukraine, vốn rộng hơn nhiều so với khu vực do đang do quân ly khai kiểm soát.
Sáng ngày 24/2, nhà lãnh đạo của Nga công bố chiến dịch quân sự đặc biệt với mục đích bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Lugansk và Cộng hòa nhân dân Donetsk.
Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi Nguyên nhân xảy ra xung đột của Nga và Ukraine cũng như quá trình 30 năm tiền đề dẫn đến cuộc xung đột đẫm máu như hiện tại. Nếu thấy thông tin hữu ích, đừng quên ghé thăm GiaiNgo thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!