Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?

Nước Nga vào năm 1917 đã liên tiếp diễn ra hai cuộc cách mạng khác nhau. Trong đó, cuộc cách mạng thứ nhất có tên gọi là cách mạng dân chủ và cuộc cách mạng lần thứ hai diễn ra vào tháng Mười với tên gọi là cách mạng vô sản. Vậy, vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Cùng GiaiNgo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Giải đáp vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?

Như đã đề cập, nước Nga vào năm 1917 đã diễn ra hai cuộc cách mạng với tên gọi khác nhau. Vậy, nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ đâu?

Giải thích ngắn gọn

Vào tháng Hai năm 1917, nước Nga đã diễn ra cuộc cách mạng lật đổ chính quyền Nga hoàng. Tuy nhiên, ngay sau đó đã hình thành nên hai chính quyền cùng nhau tồn tại song song đó chính là:

  • Chính phủ lâm thời với đại diện là giai cấp tư sản.
  • Các giai cấp Xô viết công – nông – binh.

Như vậy, một xã hội không thể có hai chính quyền đại diện cho những quyền lực khác nhau cùng song song tồn tại. Từ đó, cuộc cách mạng tháng Mười tại Nga đã diễn ra.

vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng

Giải thích chi tiết

Vào năm 1917, tại Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng đó chính là cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười.

Cách mạng tháng Hai

Cuộc cách mạng tháng Hai xuất phát từ nguyên nhân chính quyền duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu, kìm hãm sự phát triển kinh tế công nghiệp. Đặc biệt, khi Nga hoàng tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất đã khiến cho đất nước chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt kinh tế, nạn đói diễn ra khắp nơi. Điều này khiến mâu thuẫn trong xã hội bị đẩy lên đỉnh điểm. Từ đó đã hình thành nên phong trào đấu tranh lật đổ Nga hoàng vào tháng Hai năm 1917.

Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân chủ tư sản kiểu mới. Sau nhiều phong trào khác nhau diễn ra, cuộc chiến đấu đã hoàn toàn giành thắng lợi, chế độ Nga hoàng chính thức bị lật đổ. Từ đó hình thành nên hai chế độ song song tồn tại là Xô viết đại diện công nhân, binh lính và Chính phủ lâm thời do tư sản cầm quyền.

Cách mạng tháng Mười

Như vậy, cuộc cách mạng tháng Hai đã chính thứcc kết thúc quá trình hoạt động của chế độ Nga hoàng. Tuy nhiên, đây chính là thời điểm hình thành mầm mống của một cuộc đấu tranh mới. Bởi lẽ, hai giai cấp Chính phủ lâm thời với đại diện là giai cấp tư sản và giai cấp Xô viết công – nông – binh đại diện cho quyền lợi, mục đích khác nhau.

Ngoài ra, thực tế cho thấy Chính phủ lâm thời do giai cấp tư sản cầm quyền đã không đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân. Họ càng ngày càng bộc lộ nhiều khuyết điểm yếu kém, tiêu biểu là sự suy giảm nghiêm trọng của tổng thể nền kinh tế. Thậm chí còn thấp hơn so với thời Nga hoàng thống trị.

Sự tồn tại này về mặt lâu dài chắc chắn sẽ gây nên tình hình bất ổn định cho chính trị, kinh tế nước Nga. Đứng trước hiện tại trên, V.I Lê Nin và Bôn-sê-vích-Nga đã lên tiến hành họp và lên kế hoạch để lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc cách mạng tháng Mười Nga.

Sau quá trình kháng chiến đầy gian nan, ngày 3 tháng 11 năm 1917, chính quyền Xô viết đã hoàn toàn giành thắng lợi khắp cả nước.

Tại sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng

Ý nghĩa của hai cuộc cách mạng 1917 Nga

Hai cuộc cách mạng của Nga vào năm 1917 nói chung và cách mạng tháng Mười nói riêng đã mang đến rất nhiều ý nghĩa to lớn. Cụ thể như sau:

Đối với nước Nga

  • Đập tan sự áp bức, bóc lột của giai cấp cầm quyền tư sản, địa chỉ.
  • Đưa giai cấp vô sản – giai cấp đã từng bị bóc lột nghiêm trọng lên cầm quyền.
  • Giải phóng những người dân lao động, đưa họ từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước.

Đối với thế giới

  • Hình thành nên nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản) đầu tiên trên thế giới. Điều này giúp cho những lý luận xã hội chủ nghĩa trở thành hiện thực.
  • Mở ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử thế giới, từ chế độ tư sản chuyển sang một xã hội chủ nghĩa. Từ đó hình thành nên một thời đại mới – thời đại của sự quá độ từ tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
  • Tạo được niềm tin về cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của giai cấp bị áp bức. Cuộc đấu tranh này đã cho thấy bước ngoặt to lớn trong việc đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ngay tại chính quốc.
  • Hai cuộc cách mạng đã thành công khơi dậy phong trào đấu tranh giành độc lập tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Ba Lan, Cu Ba, Triều Tiền,…

Ý nghĩa của hai cuộc cách mạng 1917 Nga

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho vấn đề tại sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng do GiaiNgo tìm hiểu và tổng hợp. Hy vọng với bài viết này, quý bạn đọc sẽ có góc nhìn đa chiều và chính xác hơn về cuộc cách mạng tại nước Nga năm 1917.