Hiện tượng ứ giọt không còn là hiện tượng xa lạ trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết nguyên nhân hiện tượng ứ giọt là gì không? Cùng GiaiNgo giải thích hiện tượng ứ giọt theo chương trình Sinh học 11 nhé!
Vào ban đêm cây hút nước, nước sẽ được chuyển theo mạch gỗ lên lá cây và thoát ra bên ngoài. Tuy nhiên, trong những đêm ẩm ướt, độ ẩm trong không khí cao, gây bão hòa hơi nước. Lúc này, nước khi được đưa lên lá cây không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày.
Vì vậy, nó tạo nên hiện tượng nước bị ứ giọt qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có khí hổng. Cùng với đó, do các phân tử nước có lực liên kết với nhau. Chúng tạo nên sức căng bề mặt nên hình thành các giọt nước xuất hiện trên đầu lá.
Hiện tượng ứ giọt này thường xảy ra phổ biến ở các loài thực vật, chúng xuất hiện qua những đêm ẩm ướt vào buổi sáng.
Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa là biểu hiện của áp suất rễ. Có nghĩa là nước sẽ bị đẩy từ phần rễ lên thân cây do một lực đẩy.
Trong điều kiện không khí bị bão hòa hơi nước, nồng độ nước ở bên ngoài cao hơn so với nồng độ nước trong lá. Do đó, tế bào lá không thể thoát hơi nước được trong khi nước vẫn được vận chuyển một cách liên tục nhờ vào áp suất rễ.
Vì vậy nó sinh ra hiện tượng ứ giọt ở phần lá và rỉ nhựa (chảy nhựa) ở phần thân cây bị cắt. Bằng cách này thì cây mới có thể tự thoát hơi nước và duy trì sự hút ở rễ.
Ban đêm cây lúa hút nhiều nước, nước được chuyển theo thân lên lá và thoát ra ngoài. Tuy nhiên, qua những đêm ẩm ướt, độ ẩm trong không khí quá cao gây bão hòa hơi nước. Vì vậy cây lúa không thể hình thành hơi nước để thoát ra không khí như ban ngày.
Lúc này, nước sẽ bị ứ đọng thành giọt ở phần lá lúa. Vì vậy sinh ra hiện tượng ứ giọt ở lúa.
Để có thể giải thích hiện tượng ứ giọt ở cây thân thảo. Bạn có thể đi tìm đáp án cho câu hỏi bài 4 trang 11 SGK Sinh học 11 Nâng cao như sau: Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?
Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng xuất hiện khi nước được đẩy từ rễ lên đến lá. Do không khí bên ngoài bị bão hòa, nên nước từ lá không thể thoát hơi ra ngoài không khí. Vì vậy chúng bị ứ đọng thành giọt và đọng lại ở phần mép lá.
Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra phổ biến ở những cây bụi thấp và cây thân thảo. Nguyên nhân vì những cây này thường có chiều cao khá thấp. Vì vậy, khi ở gần mặt đất, phần không khí chỗ cây thường bị bão hòa. Nó tạo ra sự chênh lệch nồng độ hơi nước trong cây và bên ngoài môi trường.
Cùng với đó, áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên đến lá. Do đó hình thành nên các giọt tại các mép lá gây nên hiện tượng ứ giọt.
Thông qua nội dung bài viết trên của GiaiNgo, bạn đã có thể giải thích hiện tượng ứ giọt Sinh học 11 một cách chính xác nhất. Đội ngũ biên tập viên sẽ tiếp tục cập nhật các nội dung thú vị khác về chương trình Sinh học lớp 11 để giúp bạn bổ trợ thêm nhiều kiến thức hay. Cùng theo dõi và đón đọc bạn nhé!