Doraemon có phải là anime không? Bạn đã biết câu trả lời chưa? Chưa thì hãy cùng GiaiNgo đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé
Doraemon – một nhân vật hoạt hình gắn liền với tuổi thơ của chúng ta. Nhắc đến cậu, chắc hẳn ai cũng nghĩ bản thân mình hiểu rất rõ về nhân vật này. Nhưng khi hỏi về chiều cao, cân nặng thì liệu mấy ai trả lời được.
Đặc biệt, xem bộ phim “Doraemon – chú mèo máy đến từ tương lai” đã lâu nhưng bạn có biết nó có phải là một bộ phim anime hay không? Hãy để GiaiNgo giúp bạn tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên nhé!
Trước hết hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của amine nhé.
Anime là một thể loại phim mà nhân vật và khung cảnh xung quanh được vẽ bằng tay hoặc máy tính. Nội dung của các bộ anime được sản xuất dựa trên cốt truyện của những bộ truyện tranh Manga Nhật Bản nổi tiếng.
Anime bắt nguồn từ chữ “animation” trong tiếng Anh, phiên âm ra tiếng Nhật là アニメ. Cho đến thời điểm hiện tại, mỗi khi nhắc tới xứ xở hoa Anh Đào, người ta cũng sẽ liên tưởng tới những bộ phim anime chứa đựng cả tuổi thơ của họ.
Và bây giờ hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Doraemon có phải là anime không?” nhé!
Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ bởi Doraemon không chỉ là anime mà còn là đại sứ anime của Nhật Bản. Đồng thời là Doraemon còn là nhân vật nổi tiếng nhất mọi thời đại, sở hữu cho mình lượng “khán giả hâm mộ” cực kỳ lớn.
Dành cả tuổi thơ để xem Doraemon rồi liệu bạn có biết tất tần tật về nhân vật này chưa? Đọc tiếp phía dưới để xem mình hiểu nhân vật anime này tới đâu nhé!
Cái tên Doraemon được tạo nên từ 2 từ trong tiếng Nhật là “dora” và “emon”.
Trong đó, “dora” có thể được hiểu là đi lạc, là điều không mong muốn hay được dùng để nói về cái gông, ám chỉ thân hình tròn trịa như chú lật đật của Doraemon.
Ngoài ra, “dora” cũng là cụm bắt đầu của từ “dorayaki” – bánh pancake nhân đậu đỏ, món ăn yêu thích của chú mèo máy Doraemon.
Về từ “emon” thì đây chỉ đơn thuần là một trạng từ truyền thống Nhật Bản thường được đặt trong tên của người hoặc động vật có giới tính nam.
Như vậy, hiểu theo nghĩa đen thì “Doraemon” dịch ra chính là chú mèo đực bị lạc đường”. Thật thú vị đúng không?
Theo một tập phim hoạt hình Doraemon đã chiếu, trong một lần đang ngủ say, Doraemon đã bị một chú chuột máy gặm mất đôi tai. Vốn có thể sửa chữa được nhưng vì gia đình Sewashi (chắt của Nobita trong tương lai) quá nghèo nên không đủ tiền chữa trị.
Doraemon phải chấp nhận bỏ đôi tai của mình. Và cũng từ đó mà cậu trở nên sợ chuột và có thể “hồn bay phách lạc” mỗi khi nhìn thấy chúng.
Doraemon là tuy là một chú mèo máy nhưng chú sinh hoạt giống như một con người. Cùng tìm hiểu xem xuất xứ, tuổi tác và số đo ba vòng của chú có giống với chúng ta không nhé!
Doraemon Fujiko Fujio – tác giả của các bộ truyện tranh Doraemon, lấy ngày sinh vào ngày 3/9/2112 thuộc thế kỉ XXII. Tức là Doraemon của chúng ta có thể xuất hiện thật trong tương lai.
Doraemon do Fujiko Fujio sáng tác từ năm 1969. Nếu tính từ thời điểm cậu được mọi người biết đến năm 2022 này, Doraemon đã được 53 tuổi.
Theo tập phim 2112 (Doraemon ra đời), Doraemon được chế tạo ra tại một xưởng sản xuất Robot ở Tokyo Nhật Bản. Đến đây thì bạn có biết các bộ phận của Doraemon được chế tạo với kích thước và đặc điểm như thế nào không?
Cùng đọc tiếp để biết thêm chi tiết nhé!
Doraemon cao 129.3 cm. Chính vì chiều cao có hạn này mà Doraemon đã bị một cô bạn gái mèo máy tên là Noramyako chia tay vì cảm thấy cậu quá lùn so với mình. Thật bất hạnh cho cậu!
Doraemon nặng 129.3 kg, một con số không dễ bắt gặp đối với một người bình thường. Chính vì vậy mà trong một số tập phim, cậu có bị Nobi Nobita và mọi người gọi với cái tên Mèo Ú, một cái tên rất đáng yêu.
Đầu Doraemon được cài đặt bộ máy tính xử lý thông tin bên trong giúp chú có thể giao tiếp và nhận biết như con người. Tuy nhiên, vẫn có lần Doraemon gặp khó khăn trong việc xử lý các tình huống, ví dụ như lấy nhầm bảo bối khi cuống lên,…
Đầu Doraemon cứng như đá nên có những lúc, nó trở thành một loại vũ khí rất đắc lực. Chú có thể dùng đầu để tông vỡ cửa sổ, làm vỡ lớp khiêng siêu cứng của tàu ngầm (trong tập “Nobita và đảo giấu vàng”) hay làm kẻ địch bất tỉnh (trong tập “Nobita và vương quốc Robot”).
Khuôn mặt Doraemon có dạng hình cầu, với chiếc mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau. Bởi vì khuôn mặt như vậy mà chú vẫn hay bị mọi người gọi nhầm là chồn và Doraemon rất ghét điều này.
Vì Doraemon là mèo máy nên mắt của chú cũng có chức năng ngoại tuyến, nhìn ban đêm rõ như ban ngày. Mũi của Doraemon siêu thính và độ nhạy gấp 20 lần mũi người.
Doraemon cũng 6 sợi ria giống như một chú mèo thật nhưng ria của chú giống như một rađa, có thể nắm bắt được thông tin từ xa. Chú có cái miệng rộng đến nỗi có thể nuốt cả cái chậu rửa mặt.
Những bộ phận trên tuy hơi lạ nhưng khi ghép lại thì chúng ta vẫn có thể thấy hình ảnh một chú mèo máy dễ thương, đáng yêu biết nhường nào. Thỉnh thoảng khi ăn diện lên, chú còn được Nobita khen đẹp trai giống như một con người thực thụ vậy.
Trên cổ của Doraemon có chiếc chuông màu vàng, đây là vật đặc trưng của mèo máy, nó cũng được các loại robot khác sử dụng.
Khi rung chuông sẽ tạo ra một làn sóng âm thanh đặc biệt và kêu gọi những người bạn của Doraemon.
Da của Doraemon là một chất đặc biệt chống bụi, chống sự ăn mòn kim loại, có độ bền cao, nhưng nó lại trở nên vô dụng khi gặp thời tiết lạnh hay nóng quá.
Bên trong lớp da là lò nguyên tử, tạo ra năng lượng cho mèo ú.
Tay của Doraemon có hình tròn, màu trắng và đặc biệt là không có vân tay. Tuy không có ngón tay nhưng do tay cậu có lực hút nên có thể cầm mọi vật dễ dàng.
Vì chỉ ra được nắm đấm nên hầu như Doraemon đều bị thua trong các cuộc thi oẳn tù tì.
Chân dẹt màu trắng, có thể bước đi nhẹ nhàng không gây tiếng động
Túi thần kỳ Doraemon là một trong những điểm nhấn tạo nên nét đặc trưng cho nhân vật này. Vậy, túi thần kỳ Doraemon có bao nhiêu bảo bối?
Theo cốt truyện, túi thần kỳ của Doraemon sử dụng công nghệ không gian 4 chiều nên đây như một kho gồm 4500 bảo bối như:
Doraemon dùng túi để cất giữ bảo bối và thường đeo nó trước ngực để tiện lấy đồ. Ngoài ra, chú còn có một chiếc sơ cua tương tự để dùng khi quên mang theo và thông hai đầu với nhau.
Đuôi của chú có hình tròn và màu đỏ. Đây là công tắc toàn bộ hệ thống của Doraemon, nếu kéo nó Doraemon sẽ rơi vào trạng thái bất động, được sử dụng để tiết kiệm năng lượng.
Theo như lời kể của tác giả Hiroshi, trong một đêm ông đang tìm kiếm đề tài và nhân vật cho một bộ truyện tranh tâm đắc thì một con mèo hoang nhảy vào nhà, nó kêu vài tiếng rồi nhảy vào lòng ông mà ngủ. Do quá mệt mỏi Hiroshi cũng thiếp đi lúc nào không biết.
Sáng hôm sau thức dậy, khi đang vội vàng bước xuống cầu thang thì ông vấp phải con lật đật của cô con gái.
Sự trùng hợp ấy khiến ông nảy là ý kết hợp giữa lật đật và mèo và sự ra đời nhân vật Doraemon cũng bắt đầu từ đây.
Doraemon có một cô bạn gái mèo tên là Mimi. Trong một số tập phim bạn có thể thấy Doraemon đã rất chật vật để chinh phục cô mèo này.
Bên cạnh đó cậu cũng làm quen với nhiều mèo khác và có cả nhóm bạn thân.
Ở thế kỷ 22, Doraemon cũng có một cô bạn gái mèo máy tên là Noramyako nhưng cả 2 lại chia tay vì cô thấy Doraemon không có tai trông rất kỳ cục lại quá lùn so với mình.
Doraemon còn có một cô em gái là Doraemi. Vì ra đời sau nên Doraemi sở hữu nhiều công nghệ và có sức mạnh vượt trội hơn.
Đặc biệt, xuyên suốt tập truyện tranh Doremon, cậu đó có những người bạn rất thân khi trở về thế kỷ thứ XXI.
Nhân vật bên cạnh cậu thường xuyên đó chính là Nobi Nobita – người sống chung nhà và gắn bó nhiều nhất với Doraemon.
Ngoài ra, nhờ có Nobi Nobita mà Doraemon đã quen biết và những kỷ niệm đẹp cùng nhóm bạn Minamoto Shizuka, Jaian, Honekawa Suneo (Xêkô) và gia đình Nobi Nobita (bố của Nobi Nobita là Nobi Nobisuke, mẹ của Nobi Nobita là Nobi Tamako).
Một sự thật bạn không thể ngờ là màu da ban đầu của Doraemon là màu vàng. Nguyên dân là do lần chú bị chuột cắn mất tai dẫn đến việc bị bạn bạn gái đá khiến chú vô cùng buồn và khóc lóc nhiều ngày làm cho lớp sơn vàng vàng của chú chuyển sang màu xanh.
Từ đó, Doraemon cũng trở thành chú mèo duy nhất sợ chuột trên thế giới này.
Và có thể bạn cũng chưa biết điều này, đó là 1293 được coi là con số may mắn gắn liền với cuộc sống của Doraemon.
Cụ thể con số này gắn liền với những dấu mốc như sau:
Một sự thật bất ngờ nữa là Doraemon thật ra là hàng lỗi từ thế kỉ 22. Khi mới chào đời, cậu bị tia lửa điện của bọn cướp đánh trúng khiến cậu mất một con ốc vít ở đầu.
Do đó, đầu óc của Doraemon hơi lú lẫn và các món bảo bối của cậu cũng vì vậy mà không còn mới và thỉnh thoảng lại hỏng hóc.
Trên thực tế, Doraemon chỉ là một nhân vật anime thực thụ, do đó cậu không thể nào có ngoài đời thật được. Đây chỉ là một biểu tượng đặc trưng trong thế giới truyện tranh của văn hóa Nhật Bản.
Yakuwa Shinnosuke chính là đạo diễn của các bộ phim Doraemon gây thương nhớ với biết bao thế hệ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Qua bài viết này, GiaiNgo đã cập nhật đầy đủ những thông tin về Doraemon và giải đáp thắc mắc “Doraemon có phải là anime không”. Mong là khi đọc bài viết này, bạn sẽ có những phút giây thư giãn và hồi tưởng về tuổi thơ dữ dội của mình.