Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy có không ít những trường hợp dùng sai chính tả các từ đồng âm. Dùm – giùm là một trong số đó. Vậy dùm hay giùm mới là đúng chính tả tiếng Việt? Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay nhé!
Theo từ điển Tiếng Việt (Chủ biên GS. Hoàng Phê), từ “giùm” là từ đúng chính tả, còn từ “dùm” là cách viết sai vì nó không được định nghĩa là gì cả. Vì hai từ này đồng âm nên dẫn đến sự nhầm lẫn trong cách dùng từ.
Trong giao tiếp hằng ngày, cách phát âm của “dùm” và “giùm” hoàn toàn giống nhau (âm vị /z/) nên ít ai phân biệt được đâu mới là từ đúng chính tả.
Tuy nhiên, trong văn viết, các văn bản hay tài liệu cần lưu ý rằng từ “giùm” mới là từ đúng. Việc phát âm sai chỉ là theo thói quen vùng miền.
Giùm có nghĩa là nhờ người khác giúp mình một việc gì đó hoặc làm hộ người khác việc gì.
Ví dụ:
Từ “giùm” thường đứng sau động từ và đứng ngay trước danh từ chỉ người hoặc vật. Từ này mang sắc thái lịch sự, trang trọng nên được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày.
Từ “giùm” rất thông dụng trong đời sống hằng ngày. Dưới đây là đặt câu với từ “giùm” để bạn tham khảo:
Câu thành ngữ “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” thật đúng với trường hợp này. Tiếng Việt ta rất đa dạng, vì vậy việc nhầm lẫn chính tả đã không còn xa lạ. Vậy nguyên nhân gây ra nhầm lẫn dùm hay giùm là gì?
Mỗi vùng miền có một giọng nói, văn hóa khác nhau. Dùm – giùm lại là hai từ đồng âm nên nhầm lẫn là không tránh khỏi.
Về việc dùng từ “dùm” hay “giùm”, hầu hết người dân ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ sẽ phát âm và sử dụng đúng từ “giùm”. Còn người dân miền Nam hay Nam Trung Bộ sẽ phát âm thành “dùm”.
Tiếng Việt của chúng ta có đặc điểm là thứ chữ ghi âm, có nghĩa là nói thế nào thì ghi thế ấy. Trường hợp dùm hay giùm, ở đây hai phụ âm “d” và “gi” khi phát âm đều được ghi lại bởi một âm vị /z/, dẫn đến sai cả trong cách viết.
Hầu hết các cặp từ chứa phụ âm “d” và “gi” đều mắc lỗi chính tả. Chẳng hạn như dành – giành, dỗ – giỗ, dì – gì,…
Từ “giùm” thường được sử dụng khi ta muốn nhờ ai đó giúp đỡ hoặc muốn giúp đỡ ai đó. Vậy vai trò của từ “giùm” trong câu như thế nào?
Trong trường hợp bạn muốn nhờ ai đó giúp đỡ, thêm từ “giùm” vào câu nói khiến ngữ điệu trở nên lịch sự, tạo thiện cảm với người đối diện hơn. Nếu bạn không dùng từ “giùm” trong câu nhờ vả, ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi theo hướng tiêu cực.
Bạn có thể so sánh sự khác nhau rõ ràng trong ví dụ “Bạn lấy giùm cây bút cho tôi với?” và câu “Bạn lấy cây bút cho tôi với?”.
Có thể thấy rằng lời nhờ vả có từ “giùm” nghe có thiện cảm hơn và lịch sự hơn. Câu 2 nghe có vẻ gần giống câu mệnh lệnh.
Từ “giùm” được sử dụng trong câu mang ý nghĩa muốn giúp đỡ người khác, thể hiện sự lịch sự và chân thành dành cho đối phương. Thêm từ “giùm” vào trong câu sẽ cho thấy được bạn thật sự muốn làm việc đó cho họ và chính họ cũng cảm nhận được điều này.
Ví dụ: “Để mình xách giùm bạn cái này nhé?” sẽ cho thấy sự tinh tế và khéo léo của bạn hơn là “Để mình xách cái này nhé?”.
Đây cũng có thể hiểu là một câu hỏi, một lời đề nghị nhẹ nhàng khiến người nghe cảm thấy thiện cảm với bạn hơn.
Không riêng cụm từ dùm hay giùm, hầu hết các từ phụ âm gi/d đều dễ bị mắc lỗi sai chính tả. Để phân biệt phụ âm gi/d, ta có quy tắc chính tả như sau:
Xem thêm:
Bài viết trên của GiaiNgo đã giải đáp thắc mắc dùm hay giùm, từ nào là đúng chính tả. Cùng cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích với GiaiNgo mỗi ngày nhé. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau!