Dư giả hay dư dả mới là từ đúng chính tả? Hãy phân biệt

Sai lỗi chính tả, cụ thể ở đây là từ dư giả và dư dả thường rất nhiều người mắc phải. Vậy dư giả hay dư dả mới đúng ngữ pháp? Các bạn hãy lướt ngay xuống bài viết dưới đây để cùng GiaiNgo tìm hiểu và phân biệt ngay nhé!

Dư giả hay dư dả là từ đúng chính tả?

Dư giả là gì?

Dư giả là một từ sai chính tả và từ này không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt. Một lưu ý khá quan trọng chính là tuyệt đối không được dùng từ này trong văn viết.

Tuy nhiên, trong văn nói, người khác vẫn có thể hiểu khi chúng ta dùng từ này. Vì phần lớn người Việt Nam phát âm hai từ “dư dả” và “dư giả” khá giống nhau.

Dư dả là gì?

Dư dả là giàu có, dư thừa về của cải, vật chất. Hay nói cách khác, dư dả còn là một tính từ dùng để chỉ sự dư thừa, dư ra so với mức bình thường.

Ví dụ bạn có một cuộc sống giàu sang và tiêu xài thoải mái thì bạn là người dư dả của cải, tiền bạc. Dư dả thường để chỉ đời sống vật chất như tiền bạc và của cải.

Dư giả hay dư dả mới đúng chính tả?

Qua những phân tích trên chúng ta đã có thể thấy rằng “dư dả” mới là từ đúng chính tả. Còn “dư giả” là từ sai và không có trong từ điển tiếng việt.

Tuy nhiên theo một số dữ liệu hiện nay, từ “dư giả” được sử dụng và đề cập đến khá nhiều trên mạng xã hội. Điều này có nghĩa là trên thực tế, số lượng người sử dụng từ sai chính tả không hề nhỏ.

Đây có thể là sự nhầm lẫn của rất nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt, có một số người dùng sai trong quá trình đặt câu và khi viết văn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của bài viết.

Dư giả hay dư giả

Bên cạnh đó, “dư dả” còn có từ đồng nghĩa là “dư dật”. Khi viết văn hoặc viết luận, để tránh sự lặp câu các bạn có thể sử dụng những từ đồng nghĩa để thay thế cho từ “dư dả”.

Tuy nhiên theo một số dữ liệu hiện nay, từ “dư giả” được sử dụng và đề cập đến khá nhiều trên mạng xã hội. Điều này có nghĩa là trên thực tế, số lượng người sử dụng từ sai chính tả không hề nhỏ.

Đây có thể là sự nhầm lẫn của rất nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt, có một số người dùng sai trong quá trình đặt câu và khi viết văn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của bài viết.

Một số ví dụ giúp phân biệt dư giả và dư dả

Dư dả có thể đóng vai trò là vị ngữ trong câu như: tiền bạc dư dả, cuộc sống vật chất dư dả,…

Ngoài ra, dư dả cũng có thể là tính từ đứng sau danh từ, làm phụ ngữ cho cụm danh từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm. Ví dụ như: Cô ấy có cuộc sống dư dả.

dư giả hay dư dả

Không chỉ vậy, từ dư dả cũng có thể kết hợp được với các từ như: “đã”, “sẽ”, “đang”,… để có thể tạo thành cụm tính từ. Tuy nhiên, người ta rất hiếm khi, thậm chí là không kết hợp từ dư dả với “hãy”, “đừng”, “chớ”,…

Sở dĩ là bởi từ “dư dả” mang ý nghĩa khá tích cực thể hiện sự giàu sang, không thể kết hợp được với những từ phủ định như trên.

Ví dụ cụ thể như chúng ta chỉ nói: “Cuộc sống dư dả” chứ không thể nói: “Cuộc sống đừng dư dả”. Về cấu tạo ngữ pháp thì câu này không hề sai, nhưng về nghĩa thì không phù hợp.

Cuối cùng dư dả cũng là một từ có tính khái quát. Đây không phải là từ ghép đẳng lập nên khi tách ra, chỉ có “dư” là có nghĩa, còn “dả” thì ta không thể xác định được nghĩa. Thế nên trong quá trình sử dụng, chúng ta cũng cần phải lưu ý sử dụng với ý nghĩa khái quát như các ví dụ trên.

Vì sao nhiều người nhầm lẫn dư giả và dư dả?

Nhiều người hay nhầm lẫn “dư giả” và “dư dả” bởi khá nhiều lí do mà có thể ai cũng biết. Trước hết, dư giả hay dư dả đều có cách phát âm giống nhau. Vì vậy khi viết, thậm chí là cả khi giao tiếp hàng ngày cũng sẽ có rất nhiều sự nhầm lẫn.

Trong một số ngành nghề hoặc một số trường hợp, việc dùng sai chính tả là một việc vô cùng tối kỵ. Nếu học sinh đi học mà viết sai chính tả trong bài văn của mình thì sẽ bị điểm trừ điểm.

Có thể nhiều người không thường xuyên đọc báo nên sẽ hay nhầm lẫn hai từ dư giả hay dư dả với nhau. Chính vì vậy nên chúng ta cần phải có những giải pháp để không bị nhầm lẫn chính tả. Trước hết, ta cần phải nhớ mặt chữ viết của từ “dư dả”.

du gia hay giu da

Khi bạn đã nhớ mặt chữ bạn sẽ không phải lo lắng khi viết bài. Trên thực tế, việc ghi nhớ mặt chữ không hề khó như bạn nghĩ. Nếu bạn tập trung thì việc ghi nhớ sẽ vô cùng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, đọc sách báo cũng là cách để ghi nhớ từ vựng và trau dồi vốn từ của chúng ta. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa những sai sót khi viết chính tả.

Thứ hai, bạn nên tạo thói quen sử dụng từ đúng chính tả. Khi phát hiện mình viết sai hãy sửa lại ngay không được “cố tình” tạo thói quen dùng sai từ.

Nếu bạn còn phân vân chính tả của từ, hãy tra từ điển tiếng Việt. Để tiết kiệm thời gian hơn bạn có thể tra từ điển online bằng các công cụ từ điển tiếng Việt.

“Dư dả” có nghĩa là dư ra so với bình thường. Trong khi đó “dư giả” là từ không có nghĩa và không có trong từ điển tiếng Việt. Thế nên dư giả hay dư dả, khi tra từ điển chắc chắn chúng ta sẽ biết đâu là từ viết đúng chính tả.

Cách phân biệt gi/d trong tiếng việt

Để phân biệt “gi” với “d”, chúng ta cần rèn luyện khá nhiều. Trước hết, âm đầu “gi” không bao giờ kết hợp với âm đệm. Điều này có nghĩa là “gi” không đứng trước các vần oa, oă, uâ, uê, uy, nên khi gặp những vần nay thì thường đi cùng với “d”.

Ví dụ như doạ nạt, hậu duệ, vô duyên, kiểm duyệt, duy trì,…

dư giả hay dư dả

Bên cạnh đó, một số từ có từ đồng nghĩa thường chuyển đổi theo các mẹo khác nhau. Điển hình như “d” thường chuyển đổi với “l”, “nh”, “đ”, “d”. Hay người ta thường hợp lại thành “Làm Nhà Đạo Diễn”. Ngoài ra, “gi” cũng có thể chuyển đổi với “c”, “ch”, “s”, “tr”, “th”. Ta cũng có thể nhớ là: “Các chiến sĩ trẻ tiếc thời gian”.

Các cặp từ dễ nhầm lẫn trong Tiếng Việt

Các cặp từ trong Tiếng Việt mà chúng ta có thể hay nhầm lẫn như:

  • Chia sẻ hay chia xẻ (chia sẻ).
  • Sai sót hay sai xót (sai sót).
  • Độc giả hay đọc giả (độc giả).
  • Chín mùi hay chín muồi (chín muồi).
  • Tựu chung hay tựu trung ( tựu trung).
  • Vô hình chung hay vô hình trung (vô hình trung).
  • Nhậm chức hay nhận chức (nhậm chức).
  • Chẩn đoán hay chuẩn đoán (chẩn đoán).

Xem thêm:

Như vậy, thông qua bài viết về dư giả hay dư dả, chắc hẳn các bạn đã biết đâu là từ đúng rồi phải không? Dư dả là từ đúng chính tả và chúng ta cần phải lưu ý cách viết của từ này. Cuối cùng thì hãy nhanh tay theo dõi GiaiNgo ngay để tìm hiểu được thêm nhiều điều mới mẻ nữa nhé!