Một trong những hành trang giúp bạn có một khởi đầu tốt với môn Ngữ văn đó chính là soạn bài đầy đủ. Hôm nay GiaiNgo sẽ soạn bài Tôi đi học để giúp các bạn có thể nắm được những kiến thức nền trước khi đến lớp nhé!
Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên khai sinh là Trần Văn Sinh. Ông quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
Từ năm 1933 trở đi, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học. Từ đây, sự nghiệp viết văn, làm thơ của ông cũng bắt đầu. Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.
Sau Cách mạng tháng 8, Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung bộ. Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác. Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.
Một số tác phẩm tiêu biểu như Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Chị và em (truyện ngắn, 1942), Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956), Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973),…
Năm 2007, Thanh Tịnh được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Trên đây là đôi nét về tác giả Thanh Tịnh, mời các bạn cùng GiaiNgo đi vào nội dung soạn bài Tôi đi học đầy đủ và chi tiết nhé!
Để phần soạn bài Tôi đi học thêm phần sâu sắc, GiaiNgo sẽ tóm tắt truyện Tôi đi học thật cô đọng, súc tích mà vẫn đầy đủ những ý quan trọng. Bạn cùng tham khảo nhé!
Truyện Tôi đi học là dòng hồi tưởng trong trẻo của nhân vật “tôi” về ngày đầu tiên đi học. Hằng năm cứ vào cuối thu, cảnh vật thiên nhiên khiến tác giả nhớ lại những kỷ niệm khó quên. Hôm ấy, cảnh vật xung quanh và lòng “tôi” vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ.
Cậu bé theo chân mẹ đi trên con đường làng quen thuộc mà bỗng hóa lạ lẫm vì “hôm nay tôi đi học”. Cậu ngây ngô nhìn những cậu học trò khác cầm bút thước và cả sách vở không chút khó khăn gì rồi nghĩ “chắc người lớn mới cần được bút thước”. Đến trước sân trường có nhiều người đã đến, cậu bỗng thấy xa lạ và lo sợ.
Buổi đầu đến trường trong chiếc áo vải dù đen dài, cậu bé cảm thấy mình bỗng “trang trọng và đứng đắn hơn”. Trong sân trường, nhiều bạn bè đồng trang lứa đều có mặt. Họ đều chung tâm trạng sợ sệt, chỉ dám núp sau lưng người thân. Thế rồi, những lo sợ vẩn vơ khi tiếng trống trường cất lên đã nhường chỗ cho sự háo hức và cảm giác thân thuộc.
Khi ngồi trong lớp học, nhìn lớp học mới, những người bạn mới vừa xa lạ, vừa rất thân quen. Bên ngoài tiếng chim ríu rít, hót vang rồi bay vút lên bầu trời cao trong xanh. Ông đốc bằng đầu viết bài và tiết học bắt đầu. Buổi học đầu tiên đã bắt đầu với bài tập viết “Tôi đi học”.
Tiếp theo hãy cùng GiaiNgo khái quát nội dung Tôi đi học trong phần soạn bài Tôi đi học ngay nhé!
Nội dung Tôi đi học là dòng hồi tưởng của tác giả về những kỷ niệm của ngày đầu tựu trường. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò thường được ghi nhớ mãi. Đặc biệt là những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học.
Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi”. Qua đó, những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học được gợi lên đầy tinh tế, đẹp đẽ trong lòng người đọc.
Phân chia bố cục tác phẩm là một trong những phần quan trọng giúp bạn nắm được mạch cảm xúc của bài. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không cùng GiaiNgo tìm hiểu bố cục Tôi đi học trong phần soạn bài Tôi đi học ngay nào!
Bố cục Tôi đi học trong soạn bài Tôi đi học được chia làm 3 phần:
Phần 1
Từ đầu cho đến lướt ngang trên ngọn núi. Đây là đoạn nói về tâm trạng háo hức, nôn nao của nhân vật “tôi” trên đường tới trường.
Phần 2
Tiếp theo cho đến xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết. Đoạn này nói về tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi đứng trước sân trường.
Phần 3
Đoạn còn lại. Đoạn này là dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.
Nếu đã nắm rõ bố cục của bài, mời bạn cùng GiaiNgo soạn bài Tôi đi học bước qua phần tiếp theo nào!
Cùng GiaiNgo làm một số bài tập để nắm vững kiến thức truyện Tôi đi học trong soạn bài Tôi đi học nhé!
Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỷ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?
Trả lời:
Những kỷ niệm gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” về buổi tựu trường đầu tiên:
Kỷ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian:
Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.
Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”:
⇒ Những hình ảnh này thể hiện sự bâng khuâng xao xuyến trong tâm hồn cậu bé về một sự kiện trọng đại. Nó là một cái gì đó rất mới mẻ, lạ lùng từ cảnh vật cho đến lòng người. Tất cả đều trang trọng.
⇒ Tất cả thể hiện tâm trạng lo sợ, lúng túng của nhân vật trong buổi đầu đi học. Để rồi tiếng khóc như một chất xúc tác đẩy cảm xúc lên đỉnh cao của tâm trạng. Nó vừa thể hiện niềm vui vừa e sợ trước những khó khăn thử thách phía trước.
⇒ Những hình ảnh, chi tiết nêu trên thể hiện sự thích thú, xốn xang vừa lạ vừa quen của nhân vật “tôi”. Nhân vật nhận thức được sự sang trang của cuộc đời.
Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (“ông đốc”, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học.
Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học:
⇒ Sự quan tâm ấy nuôi dưỡng tâm hồn, chắp cánh cho ước mơ trẻ thơ bay cao.
Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.
Trong truyện ngắn Tôi đi học, nhà văn đã sử dụng biện pháp so sánh để làm nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Những câu sử dụng hình ảnh so sánh gồm:
⇒ Biện pháp so sánh thể hiện những cảm nhận trong sáng, hồn nhiên của cậu bé lần đầu đi học. Không chỉ bầu trời nở hoa mà lòng người cũng nở hoa.
⇒ Đây là so sánh ngang bằng. Nó vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ lại vừa thể hiện sự thoáng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến. Từ đó, ý thức về sự trưởng thành, tự lập thoáng xuất hiện trong cậu bé.
⇒ Nhấn mạnh vẻ đẹp, sự oai nghiêm của ngôi trường.
⇒ Thể hiện sự non nớt, ngỡ ngàng, và cả những khát vọng vươn xa của học trò. Mặt khác, câu này còn thể hiện ý nghĩa đó là nhà trường giống như tổ ấm, học trò như những cánh chim.
⇒ Thể hiện ước muốn được trưởng thành, cứng cáp.
Bên cạnh việc sử dụng biện pháp so sánh, Thanh Tịnh cũng dùng các biện pháp nghệ thuật khác để tạo sức hút cho câu chuyện. Vậy hãy cùng GiaiNgo soạn bài Tôi đi học tìm hiểu ở câu tiếp theo nhé!
Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu?
Đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Tôi đi học:
Sức hút của truyện từ:
⇒ Bằng chính những trải nghiệm cảm xúc chung nhất của bất kì ai trong ngày đầu đi học đã chạm tới cảm xúc trong lòng người đọc.
Ngoài việc tìm hiểu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cúa tác phẩm, chúng ta cũng cần quan tâm đến một số câu hỏi liên quan trong soạn bài Tôi đi học như sau:
Tác phẩm Tôi đi học thuộc thể loại truyện ngắn trữ tình. Văn bản có sự đan xen giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Tôi đi học được trích từ tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Nội dung của tác phẩm là tái hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, kỷ niệm trong sáng tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.
Tôi đi học được viết bởi nhà văn Thanh Tịnh. Hầu hết các tác phẩm của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu và trong trẻo.
Sau này, Tôi đi học được tác giả Nguyễn Ngọc Ký tái bản.
Xem thêm: Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8 chi tiết nhất Soạn bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn lớp 8 chi tiết, đầy đủ Soạn bài Hai cây phong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 hay nhất
Xem thêm:
Như vậy GiaiNgo đã giúp bạn soạn bài Tôi đi học đầy đủ, chi tiết nhất. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn nạp đủ năng lượng để tiếp tục chiến đấu với môn Ngữ văn nhé! Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy cho GiaiNgo biết dưới phần bình luận nhé! Chúc các bạn học giỏi!