Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là tác phẩm phản ánh chân thực tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm bộc tả được lòng căm thù, tinh thần quyết chiến, quyết đấu và đánh bại kẻ thù của dân tộc. Cùng GiaiNgo soạn bài Hịch tướng sĩ thật chi tiết để hiểu hơn về lòng yêu nước ấy nhé!
Phần đầu tiên của soạn bài Hịch tướng sĩ chính là khái quát về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Trần Quốc Tuấn nhé!
Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228 và mất năm 1300. Tước hiệu của ông là Hưng Đạo đại vương. Ông là một nhà chính trị, nhà quân sự và là tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông còn là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần.
Trong lịch sử Việt Nam, Trần Quốc Tuấn là người đã chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên vào năm 1285 và năm 1287.
Ông thường được gọi với tên vắn tắt là Trần Hưng Đạo thay vì gọi với cái tên Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Vào đời vua Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đây.
Những tác phẩm nổi tiếng mà ông đã sáng tác có thể kể đến như:
Trần Quốc Tuấn là người có phẩm chất vô cùng cao đẹp, văn võ song toàn. Ông được dân tộc ta tôn vinh là vị Đức Thánh Trần. Ông còn là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc.
Tác phẩm Hịch tướng sĩ được viết theo thể loại hịch. Đây là thể văn nghị luận thời xưa rất được yêu thích. Thể văn này thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc các thủ lĩnh trong một phong trào sử dụng.
Việc sử dụng thể loại hịch có thể cổ động, thuyết phục hay kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại thù trong giặc ngoài.
Thể loại hịch mang phong thái trang nghiêm, ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa. Nó có kết cấu chặt chẽ, lý luận sắc bén và có dẫn chứng thuyết phục.
Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm và tinh thần của người nghe. Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu (từng cặp câu cân xứng với nhau).
Phần soạn bài Hịch tướng sĩ tiếp theo là tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm các bạn nhé!
Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285). Tác phẩm khi ra đời đã tạo nguồn động lực lớn lao cho người dân đồng lòng chiến đấu vì độc lập tự cho, giữ trọn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngoài ra bài hịch được làm để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do chính Trần Quốc Tuấn soạn.
Trong một tác phẩm, chúng ta cần hiểu rõ về bố cục của nó. Việc nắm vững bố cục sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu rõ được ý nghĩa mà tác giả mang lại. Cùng GiaiNgo tiếp tục soạn bài Hịch tướng sĩ thật đầy đủ nhé!
Trong phần soạn bài Hịch tướng sĩ chia bố cục. Bạn có thể chia bố cục bài thành 4 phần. Cụ thể như sau:
Trước khi đi vào câu hỏi soạn bài Hịch tướng sĩ thì hãy cùng GiaiNgo tóm tắt nội dung tác phẩm Hịch tướng sĩ ngắn gọn và đầy đủ trong nội dung soạn bài Hịch tướng sĩ các bạn nhé!
Hịch tướng sĩ được xem là một áng văn chính luận xuất sắc thời bấy giờ. Tác phẩm được sáng tác nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự trọng và ý chí chống giặc ngoại xâm của các tướng sĩ.
Mở đầu bài hịch, Trần Quốc Tuấn nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ dân tộc noi gương. Tiếp theo ông không ngại tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù để khơi dậy lòng căm thù giặc của tướng sĩ. Ông còn bộc lộ rõ nỗi lòng của mình trước tình cảnh của đất nước.
Trần Quốc Tuấn còn nói lên mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ. Ngoài ra ông còn phân tích phải trái, đúng sai, định hướng hàng ngũ quân sĩ và khẳng định những hành động nên làm. Cuối cùng là lời kêu gọi tướng sĩ học tập theo “Binh thư yếu lược”.
Để hiểu rõ hơn về tác phẩm kiệt xuất này và ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đến cho chúng ta. Hãy cùng GiaiNgo trả lời câu hỏi soạn bài Hịch tướng sĩ trong sách giáo khoa chi tiết và đầy đủ bạn nhé!
Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn
Trả lời:
Bài hịch có thể chia làm 4 đoạn. Ý chính của từng đoạn cụ thể như sau:
Chúng ta hãy cùng nhau đi qua câu 2 trong soạn bài Hịch tướng sĩ để thấy được tác giả đã lột tả tội ác của giặc như thế nào nhé!
Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?
Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như sau:
Qua đây cho thấy sự tham lam tàn bạo của kẻ thù. Chúng vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Tác giả còn sử dụng hình tượng ẩn dụ như “lưỡi cú diều”, “thân dê chó”. Những hình ảnh này để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương.
Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan so sánh “lưỡi cú diều”, “sỉ mắng triều đình”, “thân dê chó”, “bắt nạt tể phụ”. Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của dân tộc khi chủ quyền đất nước đang bị xâm phạm.
Đoạn văn tố cáo này đã khơi dậy được lòng căm phẫn và thù hằn đối với giặc ngoại xâm. Khơi dậy được lòng tự tôn dân tộc và yêu nước bất khuất của các tướng sĩ. Cùng với đó là tinh thần trách nhiệm bảo vệ nước nhà.
Tiếp theo hãy cùng GiaiNgo phân tích lòng yêu nước và sự căm phẫn giặc thù của tác giả qua câu 3 phần soạn bài Hịch tướng sĩ đầy đủ nhé!
Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình?
Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện như sau:
Qua đoạn văn nói lên nỗi lòng mình, Trần Quốc Tuấn đã làm nổi bật hình tượng người anh hùng yêu nước. Sẵn sàng xả thân cứu nước. Bên cạnh đó, ông đã dốc hết những lời gan ruột để lay động quân sĩ với tình yêu nước, thái độ căm thù giặc.
Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?
Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm nhằm thức tỉnh sự ý thức, trách nhiệm và tự nhìn nhận lại mình. Từ đó điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.
Điều này được thể hiện qua những chi tiết sau:
Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác. Các tướng sĩ cần chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn. Nhưng mục đích cao nhất chính là khơi dậy tinh thần yêu nước . Và kêu gọi tinh thần chiến đấu quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.
Giọng văn là lời của vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động với tướng sĩ như thế nào?
Cùng GiaiNgo tiếp tục tìm hiểu câu 5 trong phần soạn bài Hịch tướng sĩ nhé!
Giọng văn trong bài thể hiện sự linh hoạt. Nó vừa là lời của chủ soái nói với tướng sĩ nhưng cũng là lời của những người cùng cảnh ngộ.
Có khi là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn (“các ngươi ở cùng ta… lúc vui cười”). Nhưng có lúc là lời nghiêm khắc cảnh cáo những hành động sai lầm, thái độ thờ ơ, tắc trách của quân sĩ khi đất nước lâm nguy.
Qua đó, chúng ta thấy được rằng dù tác giả có sử dụng giọng ân cần khuyên răn hay giọng nghiêm nghị trách giận. Thì tất cả đều nhằm gợi lên ý thức, trách nhiệm của tướng sĩ với non sông, xã tắc, kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực.
Cách viết này của Trần Quốc Tuấn không chỉ tác động đến ý thức của các tướng sĩ. Mà nó còn khơi dậy lên lòng tự tôn dân tộc và làm lay động đến cả tình cảm của tướng sĩ.
Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ?
Một số đặc sắc nghệ thuật có thể kể đến như:
Qua những nghệ thuật đặc sắc này, Trần Quốc Tuấn đã tạo nên được một áng văn hùng hồn, đánh thức lòng yêu nước tiềm tàng trong lòng của mỗi người với giọng văn thắm thiết và chân tình. Bên cạnh đó là tình cảm yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì dân tộc.
Tiếp theo hãy cùng GiaiNgo trả lời câu hỏi cuối cùng trong phần soạn bài Hịch tướng sĩ nhé!
Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch?
Lược đồ về kết cấu của bài hịch như sau
Sau khi đã trả lời hết các câu hỏi trong phần soạn bài Hịch tướng sĩ. Thì bây giờ, hãy cùng GiaiNgo củng cố lại kiến thức ở phần luyện tập trong soạn bài Hịch tướng sĩ nhé!
Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch
Hịch tướng sĩ chính là một áng văn bất hủ của mọi thời đại. Nó là một tác phẩm xuất chúng phản ánh đúng tinh thần yêu nước nồng nàn và bất khuất của vị tướng văn võ song toàn hết lòng vì dân tộc, đất nước trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Lòng yêu nước thắm thiết, lo lắng cho nước nhà thể hiện qua việc quên ăn, quên ngủ, đau đớn đến tận tâm can vì thấy cảnh người dân lầm than, nước mất nhà tan. Chúng ta còn thấy được sự căm phẫn tội ác và sự hống hách của giặc Thanh.
Nỗi đau mất nước được tác giả diễn tả thống thiết, chân thực qua từng câu chữ. Cùng với đó là niềm uất hận trào dâng, ông hận khi không thể xẻ gan xẻ thịt quân thù.
Vị chủ tướng đã xác định tinh thần đấu tranh hi sinh, xả thân vì nước được khắc họa rõ nét. Những lời tâm huyết, lời tâm sự tự tận đáy lòng của Trần Quốc Tuấn cho thấy đây là vị tướng tài có sức lay động mạnh mẽ, truyền được lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sôi sục. Bên cạnh đó là một thái độ sẵn sàng hi sinh vì đất nước.
Cùng đi đến câu cuối trong soạn bài Hịch tướng sĩ phần luyện tập nhé!
Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén, vừa giàu hình tượng cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao?
Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc vì:
Trên đây là toàn bộ thông tin về soạn bài Hịch tướng sĩ. Hy vọng qua những gì mà GiaiNgo cung cấp thì bạn có thể soạn bài Hịch tướng sĩ một cách đầy đủ, chi tiết và ngắn gọn nhất. Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hay bạn nhé!