Đoạn trích Trong lòng mẹ một phần của tác phẩm Những ngày thơ ấu được viết bởi nhà văn Nguyên Hồng. Dưới đây là tài liệu soạn bài Trong lòng mẹ mà GiaiNgo muốn gửi đến bạn. Cùng tìm hiểu nhé.
Đoạn dưới đây là nội dung soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất mà GiaiNgo gợi ý cho bạn.
Sau khi bố qua đời, mẹ phải đi tha phương cầu thực ở tận Thanh Hóa, bé Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Vào một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi cậu bé có muốn đi thăm mẹ hay không. Hồng từ chối ngay vì cậu đã sớm hiểu được bà cô muốn gieo rắc vào đầu mình những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”.
Tuy vậy, bà cô vẫn tiếp tục kể cho cậu nghe về chuyện có người nhìn thấy mẹ Hồng ở Thanh Hóa và đã có em bé. Điều đó càng khiến cậu cảm thấy đau đớn và căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải xa rời anh em mình.
Đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ Hồng trở về. Sự quay về của mẹ đã làm cậu vô cùng hạnh phúc. Khi được ngồi trong lòng mẹ, Hồng sung sướng cảm nhận hơi thở quen thuộc của mẹ.
Sau khi đã tìm hiểu cách soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất, chúng ta cùng đến với nội dung bố cục bài Trong lòng mẹ. Nếu muốn soạn bài Trong lòng mẹ chi tiết, bạn đọc đừng vội lướt qua nhé.
Từ đầu đến ‘người ta hỏi đến chứ’. Nội dung của phần một là cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô cay nghiệt. Đồng thời phần một còn thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của cậu bé về người mẹ bất hạnh.
Đoạn hai là đoạn còn lại. Đoạn này nói về cuộc gặp lại bất ngờ của bé Hồng với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm khi nằm trong vòng tay mẹ.
Nhằm củng cố lại kiến thức giúp bạn đọc có thể soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất, cùng GiaiNgo trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa nhé. Đây đều là những câu hỏi cơ bản và cần thiết để soạn bài Trong lòng mẹ chi tiết.
Phân tích nhân vật người cô trong đoạn đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.
Hướng dẫn trả lời
Phân tích nhân vật người cô:
Từ đó có thể thấy người cô là người nham hiểm, giả dối, sống tàn nhẫn không có lòng vị tha. Bà ta là đại diện cho những thành kiến, những hủ tục đày đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh như thế nào?
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện ở những chi tiết:
Phản ứng của Hồng khi nghe những lời miệt thị của người cô
Phản ứng của Hồng khi gặp lại mẹ
Từ những chi tiết trên, ta có thể thấy được bé Hồng vô cùng yêu thương, kính trọng, có niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.
Qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.
Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi ký?
Qua đoạn trích, em hiểu hồi kí là một thể loại kí kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà người kể là người tham dự hoặc chứng kiến, tác giả là người xưng tôi.
Có nhà nghiên cứu nhận định nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.
Nói Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng bởi bà có cái nhìn thông cảm, thấu hiểu với những khổ đau người phụ nữ giữa những hủ tục khắt khe, người con trẻ với khát vọng tình thương, nỗi đau tinh thần. Hơn nữa, nhà văn am hiểu sâu sắc về phụ nữ và trẻ nhỏ, có sự nắm bắt cá tính và tâm lí nhân vật qua lời văn giàu cảm xúc, ngọt ngào.
Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn của GiaiNgo về cách soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất. Bạn cũng có thể xem thêm nội dung soạn bài Hai cây phong, soạn bài Hịch tướng sĩ,… trong chương trình Ngữ văn 8. Hy vọng bài viết ngày hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của bạn đọc.