Khí hậu đại dương là gì, khí hậu lục địa là gì? Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa? Chúng ta hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, từ đó làm cho nhiệt độ giữa nước và mặt đất tăng giảm khác nhau. Các loại đất đá nhanh nóng và nhanh nguội, còn nước thì nóng chậm và lâu nguội hơn.
Sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước làm cho nhiệt độ không khí ở những vùng gần biển và những vùng nằm sâu trong lục địa có sự chênh lệch khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự phân hóa khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương.
Khí hậu đại dương hay còn được gọi là khí hậu ôn đới hải dương. Kiểu khí hậu này phổ biến ở các vùng ven biển phía tây ở các vĩ độ tầm trung của một số châu lục. Đây là kiểu khí hậu với mùa hè ấm nhưng không nóng, mùa đông mát nhưng không lạnh, biên độ nhiệt thường hẹp.
Những khu vực có kiểu khí hậu này thường không có mùa khô, lượng mưa thường được phân bố đều trong năm. Kiểu khí hậu này phổ biến ở phần lớn châu Âu, các khu vực bờ biển tây bắc Bắc Mỹ, một phần của Nam Mỹ và châu Phi, đông nam Australia, New Zealand, miền duyên hải đông nam Trung Quốc,…
Khí hậu lục địa là kiểu khí hậu có sự biến động theo thời tiết hàng năm do thiếu nguồn nước gần kề. Mùa đông thường lạnh và có tuyết rơi trong một khoảng thời gian cố định. Lượng mưa thường xuất hiện phần lớn trong mùa hè.
Cũng có một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như bờ biển phía đông của Bắc Mỹ có lượng mưa phân bố đều trong năm, dạng này được xếp vào kiểu khí hậu lục địa ẩm. Kiểu khí hậu này có ở các vùng của Bắc bán cầu (đặc biệt là châu Á và Bắc Mỹ) và một số nơi có độ cao so với mực nước biển.
Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ là vì: Các tia bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà phải đợi mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời rồi mới bức xạ vào không khí.
Vào lúc 12h trưa là thời điểm các tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với bề mặt trái đất. Đây là góc chiếu mang lại lượng nhiệt bức xạ lớn nhất trong ngày. Trong thời gian này, mặt đất hấp thụ nhiệt mạnh và tới thời điểm khoảng 13h khi đã hấp thụ lượng nhiệt rất lớn từ mặt trời, mặt đất bắt đầu bức xạ lượng nhiệt đó vào không khí làm cho không khí mặt đất lúc này nóng tới đỉnh điểm.
Người ta đã tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm bằng cách:
Thời tiết và khí hậu đều là những hiện tượng khí tượng tự nhiên như nắng, mưa, bão, tuyết, sấm sét, sương mù, mây,… Những hiện tượng khí tượng này có thể xảy ra ở một địa phương cụ thể hoặc một vùng nhất định trên Trái Đất.
Tuy nhiên, hai hiện tượng này có một số điểm khác nhau. Cụ thể đó là:
Là những hiện tượng khí tượng diễn ra trong một thời gian ngắn, có phạm vi nhỏ, hẹp và thường xuyên thay đổi.
Chẳng hạn, dự báo thời tiết khu vực Tây Bắc Bộ hôm nay một số nơi có mưa về sáng sớm, ban ngày trời nắng đẹp, nhiệt độ dao động từ 21°C đến 31°C.
Hiện tượng khí tượng của khí hậu thì diễn ra trong một khoảng thời gian dài, lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định, có tính quy luật và có phạm vi phân bố lớn, rộng hơn thời tiết gấp nhiều lần. Khí hậu có tính chất ổn định ở một vùng, miền nhất định. Ngoài ra, sức ảnh hưởng của khí hậu bao quát luôn cả thời tiết.
Chẳng hạn, miền Bắc một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong khi miền Nam thì có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
Dự báo thời tiết có vai trò quan trọng trong đời sống con người.
Đối với đời sống sinh hoạt:
Đối với đời sống sản xuất:
Đối với tình hình an ninh – xã hội:
Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đã biết được tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa, cũng như sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu rồi. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để có thêm nhiều thông tin kiến thức bổ ích và thú vị nhé!