Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ không khó khăn gì khi tìm kiếm những bãi rác rộng lớn, những bãi rác tự phát. Làm cho diện tích đất tự nhiên bị che phủ và gây hậu quả ô nhiễm khá lớn cho môi trường đất. Trong bài viết này, GiaiNgo sẽ chia sẻ nguyên nhân gây ô nhiễm đất, hậu quả và cách khắc phục.
Ô nhiễm môi trường đất là bao gồm các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất. Bởi các tác nhân gây ô nhiễm từ con người và môi trường khi nồng độ của chúng tăng lên quá mức an toàn. Đặc biệt là các kim loại, chất thải rắn thải trực tiếp ra môi trường của hộ dân, doanh nghiệp không qua xử lý.
Ngoài ra còn có tác nhân tự nhiên bao gồm: nguồn gây ô nhiễm tự nhiên đến từ việc nhiễm phèn. Gley hóa, nhiễm mặn trong đất và sự lan truyền từ môi trường nước ra đất đã bị ô nhiễm. Hoặc nguồn ô nhiễm nhân tạo như từ chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp,… gây ra nhiễm độc diện rộng từ đất qua nước, gây ngộ độc và ô nhiễm đất, nguồn nước và môi trường.
Nguyên nhân tự nhiên
Môi trường đất ngày nay với sự tăng thêm quá mức của nhiều chất độc lạ với hàm lượng lớn vượt mức chuẩn cho phép. Đã tác động lớn đến môi trường, gây ảnh hưởng đến nhiều nơi ở của nhiều loài sinh vật trong đất và làm xấu đi cảnh quan thiên nhiên.
Đất nhiễm phèn
Nguyên nhân chính là do nước phèn từ một nơi khác theo mạch nước ngầm dưới lòng đất di chuyển đến. Theo nghiên cứu các tác nhân gây đất nhiễm phèn là đã bị nhiễm các chất sắt,… Làm độ pH môi trường giảm nên gây ngộ độc cho thực vật, động vật sinh sống và phát triển ở trong môi trường đó.
Đất nhiễm mặn
Nguyên nhân do lượng muối trong nước biển, nước triều dâng cao hay từ các mỏ muối. Nồng độ Na, K hoặc Cl cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn sinh lý cho giới thực vật phát triển.
Tro than và xỉ than
Than thường được dùng để chạy nhà máy nhiệt điện, quá trình khai thác mỏ, sản xuất nhựa dẻo, hóa chất, nylon,… Chất thải công nghiệp này không được qua xử lí đã thải trực tiếp vào môi trường đất.
Đồng thời thải vào môi trường nước, không khí. Hành động này tưởng như vô hại nhưng trong quá trình vận chuyển, lắng đọng lại. Và từ đó di chuyển ngấm dần vào đất, gây ra hiện tượng ô nhiễm đất.
Tro than và xỉ than có thể được nhận biết bằng mắt thưởng. Khi đất bị nhiễm tro than hoặc xỉ đều xuất hiện các hạt màu trắng trong đất. Đất sẽ có màu xám và không đồng nhất. Đặc biệt hơn, khi đất có xỉ than sẽ có nhiều bọt và các hạt sỏi có lỗ hổng.
Thuốc trừ sâu, diệt cỏ
Thuốc trừ sâu hiện nay thường xuyên được sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp. Đây là một chất hoặc hỗn hợp của các chất có thể tiêu diệt sâu bệnh. Mặc dù sử dụng thuốc trừ sâu là có tác dụng tốt. Ngăn sâu bệnh phá hoại mùa màng.
Tuy nhiên đây chỉ là một phần nhỏ. Bởi vì độc tính tiềm tàng trong hoá chất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, sinh vật và đặc biệt là con người.
Các ngành công nghiệp
Các ngành công nghiệp ngày nay hoạt động kèm theo bụi, nước thải và rác thải ra môi trường. Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trầm trọng nhất hiện nay là bụi thải từ các nhà máy sản xuất xi măng, các cơ sở khai thác đá,…
Ngoài ra các chất thải khác đến từ các hoạt động sản xuất cơ khí, thép, gia công kim loại, sửa chữa ô tô, xe máy,… chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ. Mà công nghệ xử lý nước thải lại chưa được bảo đảm tiêu chuẩn. Thêm nữa, các chất thải từ quá trình sản xuất giấy và bột giấy đều chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, sunfua. Gây ảnh hưởng lớn đến vi sinh vật sống trong đất và chất lượng đất.
Rác thải của người dân
Rác thải của người dân trong quá trình sinh hoạt của con người như rác thải, đồ ăn, túi nilon, chai nhựa, nước thải chưa được xử lý,… Xả trực tiếp lên mặt đắt hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt. Vì thế, môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa càng nhanh, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông ngày dày đặc. Cộng với các tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị cũng gây nên ô nhiễm môi trường đất ngày càng nặng hơn.
Hiện nay ở Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 33 triệu ha. Trong đó có 68,83% tức khoảng hơn 22 triệu ha diện tích đất đang được sử dụng. Còn lại hơn 10 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm khoảng 33,04% tổng diện tích đất. Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp khoảng 7-8 triệu ha.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung. Nên các quá trình khoáng hóa trong đất diễn ra rất mạnh khiến đặc điểm địa hình đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ dễ bị rửa trôi, xói mòn, thoái hóa do nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Đất sau khi bị thoái hóa thì rất khó khôi phục quay trở lại trạng thái màu mỡ ban đầu.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Hồ Chí Minh cũng không mấy khả quan. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật,…
Ví dụ, ở Hóc Môn, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 – 25 lần. Trong 1 năm, lượng thuốc sử dụng cho 1ha có thể đạt tới 100 – 150 lít. Các khu công nghiệp Hồ Chí Minh mỗi ngày đã thải ra hơn 600 nghìn m3 nước thải.
Tại Lâm Đồng, qua quá trình quan trắc môi trường năm 2009. Kết quả thu được là đất ở đây là đất vừa có tính acid vừa có tính kiềm. Do bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp. Thành phần cơ giới đất trên ở Lâm Đồng hầu hết là đất sét có tỉ lệ phần trăm khá cao.
Gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm
Qúa trình xử lý không đúng cách trên đất các hóa chất có thể ngấm trong nước ngầm. Quá trình này được gọi là thẩm thấu. Nó có thể xảy ra ở các trang trại, khu công nghiệp và bãi rác.
Gây ra hiện tượng phú dưỡng
Hóa chất như nitơ được sử dụng thường xuyên trong các trang trại. Chỉ một phần nhỏ các chất dinh dưỡng cuối cùng có lợi cho cây trồng. Phần còn lại thường được thải vào nước – sinh sống bởi cá, tảo và các dạng sống khác. Nước giàu chất dinh dưỡng làm cạn kiệt hầu hết oxy trong nước khiến các động vật sống dưới nước không có oxy để thở.
Mất lớp đất mặt
Khi phân bón hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng để duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thì các thành phần lớp đất mặt bị thay đổi. Đất trở nên dễ bị các loài nấm gây hại và bắt đầu xói mòn
Thay đổi môi trường sống
Khi nạn phá rừng và xói mòn đất diễn ra, động vật buộc phải di chuyển để tìm nơi trú ẩn và thức ăn. Đối với một số động vật, sự thay đổi là quá đột ngột và điều này đã dẫn đến cái chết của chúng. Kết quả là một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như dị tật bẩm sinh, sự phát triển của rối loạn hô hấp, bệnh ngoài da và ung thư. Ô nhiễm đất cũng có liên quan đến chậm phát triển ở trẻ em. Các hóa chất thường được tìm thấy trong đất và nước bị ô nhiễm. Chẳng hạn như chì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ con ngay cả khi mức độ phơi nhiễm rất thấp.
Biện pháp xử lý môi trường đất bị ô nhiễm đầu tiên
Nghiêm cấm mọi hình thức xả chất thải, nước thải, các chất hóa học độc hại vào môi trường đất,…
Biện pháp xử lý môi trường đất thứ hai
Tăng năng suất nông nghiệp. Bằng cách trồng những loại cây cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Điều này sẽ giúp người dân hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Từ đó giảm thiểu được những tác động gây ô nhiễm môi trường đất. Thêm nữa, cần duy trì độ phì nhiêu của đất, tính đa dạng của cây trồng. Biện pháp hiệu quả chính là luân canh, luân cư, trồng xen canh các cây ngắn hạn và dài hạn.
Biện pháp xử lý môi trường đất thứ ba
Thường xuyên bảo vệ, cải thiện môi trường sống, chống gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, loại bỏ việc sử dụng các chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng, khuyến khích sử dụng phân chuồng.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ô nhiễm đất và các biện pháp khắc phục hiện nay. Đừng quen theo dõi GiaiNgo để cập nhật những nội dung mới mỗi ngày nhé!