Trung Hoa là một đất nước có nền văn hoá trải dài nghìn năm lịch sử. Từ xa xưa, người Trung Quốc cổ đại đã phát minh ra những món đồ đóng góp cho nhân loại. Vậy 4 phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng GiaiNgo tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!
4 phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc súng.
Giấy
Giấy (造纸术) là một trong 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến. Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để ghi chép.
Đến khoảng thế kỷ II, mặc dù đã biết dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy nhiên giấy thời kỳ này còn xấu, mặt không phẳng, khó viết nên chỉ dùng để gói.
Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, rẻ rách… làm nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó giấy được dùng để viết 1 cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó.
Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được truyền đi hầu khắp các nước trên thế giới.
Kỹ thuật in
Kỹ thuật in cũng là một trong 4 phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới. Từ giữa thế kỷ VII kỹ thuật in giấy đã xuất hiện.
Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có một người dân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung đã hạn chế được nhược điểm của cách in bằng ván.
Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định: chữ hay mòn, khó tô mực.
Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được, đến thời Nguyên, vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng chữ rời bằng gỗ.
Từ khi ra đời kỹ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trên thế giới. Cho đến năm 1448, Gutenbe người Đức đã dùng chữ rời bằng kim loại, nó đã làm cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.
La bàn
Một phát minh tiếp theo trong 4 phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là la bàn. Vào thế kỉ X, người Trung Quốc bắt đầu biết mài lên đá nam châm để hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn.
La bàn lúc bấy giờ còn rất thô sơ người ta cắt miếng sắt có từ tính để nối vào bát nước hoặc treo vào dây ở chỗ kín gió.
Từ thế kỷ III TCN người Trung Quốc đã phát minh ra “Tư nam”, đó là một dụng cụ chỉ hướng. Sau đó các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo, đầu tiên la bàn được dùng để xem hướng đất rồi mới được sử dụng trong việc đi biển.
Nửa sau thế kỷ XII la bàn được truyền sang Ả Rập rồi sang tới châu Âu.
Phát minh ra thuốc súng
Thuốc súng là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Từ xưa người Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão.
Cho đến thời Đường, mục đích chính của họ không đạt được mà lại thường xuyên gây ra những vụ nổ, do tình cờ người ta đã tìm ra một chất liệu mới là thuốc súng.
Thuốc súng là phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan, cho đến thế kỷ X thuốc súng bắt đầu được dùng làm vũ khí. Sau đó qua quá trình sử dụng nó đã được cải tiến rất nhiều với nhiều tên gọi khác nhau.
Và trong quá trình tấn công Trung Quốc người Mông cổ đã học được cách làm thuốc súng và từ đó lan truyền sang Tây Á rồi đến châu Âu.
La bàn, thuốc súng, kĩ thuật chế tạo giấy và kĩ thuật in ấn là 4 phát minh quan trọng mà Trung Quốc. Tứ đại phát minh này đóng góp cho nền khoa học thế giới tạo tiền đề cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại ngày nay.
Đối với Trung Quốc bốn phát minh trên ra đời không chỉ trực tiếp giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người Trung Quốc; mà nó còn là những đóng góp không nhỏ của một nền văn minh cho toàn nhân loại.
Sự xuất hiện của nghề in và giấy đã giúp cho việc phổ biến, truyền bá văn hóa, tín ngưỡng cũng như kiến thức của con người ngày càng thuận tiện và nhanh chóng hơn. Con người ngày càng dễ giao tiếp qua lại và truyền đạt thông tin cho nhau.
La bàn có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Nó là một loại thiết bị dẫn đường được làm bằng nguyên lý từ tính, hoàn toàn khác với nguyên tắc định hướng của thiên văn.
Nó có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết, nhanh chóng chỉ ra phương hướng, vận hành đơn giản và dễ mang theo người.
Thuốc súng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với Trung Quốc, nó thúc đẩy nền kinh tế và văn hóa khoa học phát triển. Nhờ thuốc súng Trung Quốc đã có được sức mạnh to lớn mà từ trước tới giờ chưa từng có trong tiền lệ.
Thuốc súng trở thành vũ khí quân sự sử dụng trong chiến tranh giúp tiềm lực quân sự của Trung Quốc phong kiến trở lên lớn mạnh.
Xem thêm: Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào? Đáp án câu hỏi Lịch sử lớp 10 Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ tầng lớp nào? Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào?
Xem thêm:
Đỗ Phủ (712 – 770)
Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường. Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản.
Ông được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc có tài năng và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh.
Còn đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông sánh ngang với “Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo. Hiện nay Đỗ Phủ để lại khoảng 1400 bài thơ và được phân thành hai loại lớn là cổ thể thi và cận thể thi.
Lý Bạch (701 – 762)
Thơ Lý Bạch thường thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự. Ý thơ thường vấn vương hoài cổ, tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm thông cho người chinh phụ, về tình bạn hữu, tình trai gái, nhớ quê hương nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu.
Hiện nay ông để lại cho đời hơn 1.000 bài thơ, đó đều là những đỉnh cao của thơ ca đường luật, có giá trị trường tồn.
Bạch Cư Dị (772 – 846)
Ông nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca.
Ông được mệnh danh là “thi tiên”, thơ của ông mang đậm tính hiện thực, nhưng lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo.
Thơ của ông được sáng tác với những lời lẽ bình dị, tác phẩm đầy đủ tập nhất là “Bạch thị trường khánh”, gồm 71 cuốn, trong đó có hơn 40 quyển là thơ.
Người Ấn Độ sớm đã có chữ viết riêng, như chữ cổ vùng sông Ấn từ năm 3000 TCN, chữ cổ vùng sông Hằng có thể có từ 1000 năm TCN.
Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, rồi nâng nên sáng tạo thành chữ Phạn. Và từ đó chữ Phạn trở thành chữ viết được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất tại Ấn Độ.
Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành vào thế kỷ III TCN. Năm 221 TCN là năm Trung Quốc bắt đầu trở thành một đế chế lớn mạnh dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng, đánh dấu sự khởi đầu của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Dưới thời Tần Thủy Hoàng, ông cho xây dựng Vạn lý trường thành để bảo vệ đất nước khỏi các tộc người phương Bắc và thống nhất chữ viết, các đơn vị đo lường, tiền tệ.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết trên của GiaiNgo. Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về 4 phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới. Hãy theo dõi GiaiNgo để có thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích hơn nhé!