Sơ đồ tư duy được xem là phương pháp học tập và làm việc khá khoa học hiện nay. Vậy vẽ sơ đồ tư duy hình cái cây như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau của GiaiNgo để biết rõ hơn nhé!
Sơ đồ tư duy là một phương pháp sắp xếp và trình bày thông tin một cách trực quan. Điều này nhằm tận dụng hết các khả năng nhận thức của não bộ. Chẳng hạn như khả năng, học tập, ghi nhớ, sáng tạo và phân tích.
Sơ đồ tư duy còn có tên gọi khác là mind map. Sơ đồ này sẽ tóm gọn thông tin thành những ý chính, thường được thể hiện qua từ khóa. Để sơ đồ tư duy trở nên dễ nhớ hơn, nó sẽ được điểm tô bằng các màu sắc và hình ảnh sinh động.
Khi vẽ sơ đồ tư duy, bạn có thể kích hoạt ra những ý tưởng và nội dung khác. Với phương thức này, các dữ liệu sẽ được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Qua phần lý giải vừa rồi, chắc hẳn bạn đọc cũng phần nào hiểu được khái niệm của sơ đồ tư duy. Tiếp theo nội dung bài viết, GiaiNgo sẽ chỉ bạn cách vẽ sơ đồ tư duy hình cái cây. Mời bạn đọc theo dõi để biết thêm chi tiết.
Vẽ sơ đồ tư duy hình cây là một trong các cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản nhất. Mẫu sơ đồ tư duy này phù hợp với nhiều lứa tuổi học sinh và có thể linh hoạt áp dụng ở nhiều môn học khác nhau.
Sơ đồ tư duy sẽ được xác định bằng các từ khóa. Do đó, chỉ cần có từ khóa chính bạn có thể nắm bắt được tất cả nội dung mà mình cần ghi nhớ.
Với cách học truyền thống, bạn phải lặp đi lặp lại từng câu từng chữ thì mới có thể thuộc bài được. Tuy nhiên với sơ đồ tư duy hình cây, bạn có thể dễ dàng ghi nhớ thông qua những ý chính.
Bạn nên chọn cho mình những từ khóa chính để bỏ vào mind map. Với cách làm như vậy, bạn sẽ nhanh chóng ghi nhớ cũng như liệt kê đầy đủ những đối tượng đang đề cập mà không sợ bỏ sót. Dựa vào sơ đồ tư duy bạn có thể tự diễn giải những từ khóa đó theo cách hiểu của mình.
Bước tiếp theo để vẽ sơ đồ tư duy hình cái cây là vẽ chủ đề chính ở trung tâm. Mời bạn đọc theo dõi nội dung sau để biết thêm chi tiết.
Bạn nên sử dụng tờ giấy trắng, không có ô ly và đặt nằm ngang để không bị bó buộc bởi các đường kẻ sẵn. Chủ đề chính sẽ được vẽ ở chính giữa của tờ giấy. Dựa vào đó, bạn có thể thỏa sức phát triển các ý xung quanh.
Bạn nên vẽ chủ đề chính với kích thước to hơn để làm nổi bật nó. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm vào màu sắc rực rỡ để dễ dàng nhận diện chủ đề chính.
Thêm nhánh vào mind map chính là bước tiếp theo của vẽ sơ đồ tư duy hình cái cây. Mời bạn đọc tham khảo cùng GiaiNgo để biết rõ hơn.
Từ chủ đề trung tâm, bạn có thể vẽ thêm các nhánh con khác. Điểm nổi bật của sơ đồ tư duy là bạn hoàn toàn có khả năng thêm các nhánh mới mà không bị hạn chế.
Thay vì sử dụng những nhánh thẳng nhàm chán bạn nên sử dụng các nhánh cong mềm mại. Để tăng thêm phần trực quan cho mind map, bạn nên lưu ý về độ dày, mỏng của các nhánh. Độ dày mỏng của các nhánh sẽ giúp sơ đồ tư duy của bạn thể hiện rõ được tính cấp bậc giữa các đối tượng.
Với các nhánh xuất phát từ ý chính ban đầu, bạn nên sử dụng những đường vẽ dày. Ngược lại, đối với các nhánh phụ nhỏ hơn thì dùng đường mảnh hơn.
Bước tiếp theo của vẽ sơ đồ tư duy hình cái cây là kết hợp màu sắc và hình ảnh. Hãy theo dõi nội dung sau của GiaiNgo để biết thêm chi tiết.
Một sơ đồ tư duy hiệu quả là một sơ đồ kết hợp được nhiều yếu tố kích thích trí não. Trong đó bao gồm hình ảnh và màu sắc. Để phân loại các chủ đề rõ ràng hơn, bạn nên áp dụng một số màu sắc riêng biệt cho từng nhánh con khác nhau.
Bên cạnh đó, thay vì dùng từ khóa thì bạn có thể dùng hình ảnh đơn giản để thể hiện nó. Việc vẽ hình ảnh có lẽ sẽ mất thời gian hơn nhưng nó lại giúp bạn nhớ lâu hơn.
Xem thêm: Cách vẽ sơ đồ tư duy trong Word đẹp nhất chỉ trong 15 giây 3 cách vẽ sơ đồ tư duy trong Powerpoint đẹp và nhanh nhất 3 cách vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính nhanh và đẹp nhất
Xem thêm:
Thực hiện liên tục
Bạn nên thực hiện liên tục, khi hiểu được gì là bạn phải ghi ra liền. Nếu bạn chần chừ, điều này có nghĩa là bạn vẫn chưa nắm rõ được vấn đề.
Vì vậy, bạn cần duy trì một nhịp độ thực hiện đều đặn để các ý khi triển khai được liên tục. Đồng thời nó phải liên kết với các ý trước.
Khi sai không cần tẩy xóa
Nếu ghi sai bạn chỉ cần gạch bỏ rồi làm nổi bật ý thay thế là được. Sở dĩ nếu bạn dành quá nhiều thời gian để trau chuốt con chữ thì sẽ không kịp ghi chú trong các buổi họp hay thuyết trình ngắn.
Việc lưu lại những cái sai như vậy sẽ nhắc nhở bạn không mắc sai lầm lần nữa.
Viết tất cả những gì bạn nghĩ
Sáng tạo là vô hạn. Do đó, bạn hãy thoải mái thể hiện những gì bạn nghĩ lên sơ đồ tư duy. Cho dù đó là những ý tưởng mà bạn xem là ngớ ngẩn hay ngu ngốc. Bởi rất có thể những ý tưởng đó sẽ là một nguồn tham khảo quý báu của bạn.
Bài viết trên của GiaiNgo đã gợi ý giúp bạn vẽ sơ đồ tư duy hình cái cây đúng chuẩn. Nếu biết cách thực hiện, sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng. Trường hợp không có năng khiếu vẽ thì bạn cũng có thể tham khảo các website vẽ sơ đồ tư duy online đơn giản, tiện ích nhé!