U là gì trong Vật lý? Một số khái niệm liên quan đến U

Trong các bài tập Vật lý lớp 9, lớp 11 và lớp 12, nhiều bạn học sinh thường bắt gặp công thức U. Vậy U là gì trong Vật lý? Mời bạn đọc theo dõi bài viết hôm nay của GiaiNgo để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

U là gì trong Vật Lý?

U là gì trong Vật Lý theo Wikipedia?

Theo Wikipedia, trong Vật lý U là viết tắt của hiệu điện thế hay còn gọi là điện áp. U là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực của một nguồn.

Công thức của U:

U = I*R

Trong đó:

  • U: Hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng Vôn (V).
  • I: Cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng Ampe (A).
  • R: Điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).

Chắc hẳn khi đọc tới đây bạn đọc cũng phần nào biết được khái niệm U là gì trong Vật lý rồi đúng không. Mời bạn đọc đến với phần thông tin tiếp theo của bài viết để hiểu rõ hơn.

hieu dien the

U là gì trong Vật Lý theo Quora từ nước ngoài?

Theo Quora từ nước ngoài, U được dùng để biểu thị thế năng. Chi tiết hơn, U dùng để tượng trưng cho thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi. Trong điện động lực học, U tượng trưng cho thế năng điện trường.

Trong nhiệt động lực học, U là ký hiệu cho nội năng. Trong thuyết tương đối rộng và đặc biệt, U có thể biểu diễn vận tốc của chúng ta.

Vừa rồi là các định nghĩa về U mà các bạn học sinh cần chú ý để có thể giải bài tập một cách dễ dàng. Tiếp nối bài viết là phần khái niệm hiệu điện thế. Mời bạn đọc theo dõi nội dung tiếp theo trong bài viết U là gì trong Vật lý để biết thêm chi tiết.

Xem thêm:

Khái niệm hiệu điện thế

Điện trường là gì?

Điện trường dùng để chỉ môi trường bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường sẽ tác dụng lực lên các điện tích khác đặt trong nó. Nơi nào có điện tích thì nơi đó đều có điện trường.

Điện thế là gì?

Điện thế tại điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng của điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt nó ở điện tích q. Điện thế được xác định bằng thương số của công, lực điện tác động lên điện tích q khi di chuyển từ M ra xa vô cực và độ lớn của P.

Công thức của điện thế:

VM = AM/q

Trong đó:

  • VM: Điện thế tại M.
  • AM: Công.
  • q: Điện tích q.

dien the la gi

Hiệu điện thế là gì?

Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. U có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), sự mất đi, sử dụng hoặc năng lượng lưu trữ.

Vừa rồi là một số khái niệm liên quan đến hiệu điện thế. Để biết hiệu điện thế đo bằng dụng cụ gì mời bạn đến phần thông tin của bài viết U là gì trong Vật lý.

Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ gì?

Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế. Hiện nay, vôn kế được chia thành 2 loại, đó là vôn kế đồng hồ kim và vôn kế hiển thị số. Cả hai loại vôn kế này được dùng để đo hiệu điện thế của dòng điện.

Nếu trên mặt vôn kế ghi là V thì điều này có nghĩa đơn vị là vôn, còn nếu là mV thì là milivon. Để cho ra kết quả chính xác, trước khi đo bạn cần phải quan sát vị trí của kim và cần chỉnh nó về số 0. Số vôn hiển thị trên màn hình chính là giá trị của hiệu điện thế giữa 2 đầu cực nguồn điện khi chưa mắc vào mạch.

Tiếp đến là phần nội dung cuối cùng của bài viết U là gì trong Vật lý. Đó chính là thông tin phân biệt hiệu điện thế và cường độ dòng điện.

do hieu dien the

Phân biệt hiệu điện thế và cường độ dòng điện

Dưới đây là đặc điểm phân biệt hiệu điện thế và cường độ dòng điện:

Khái niệm:

  • Hiệu điện thế dùng để xác định sự khác biệt dòng điện ở hai điểm.
  • Cường độ dòng điện dùng để xác định tốc độ của dòng điện khi di chuyển từ điểm này sang điểm kia.

Ký hiệu:

  • Hiệu điện thế: U.
  • Cường độ dòng điện: I.

cuong do dong dien

Đơn vị:

  • Hiệu điện thế: V (Vôn).
  • Cường độ dòng điện: A (Ampe).

Mối quan hệ:

  • Hiệu điện thế: Hiệu điện thế tạo nên cường độ dòng điện, có hiệu điện thế mà không cần có cường độ dòng điện.
  • Cường độ dòng điện: Cường độ dòng điện được tạo ra bởi hiệu điện thế, không có hiệu điện thế sẽ không có cường độ dòng điện.

Hi vọng bài viết trên của GiaiNgo sẽ giúp bạn hiểu được U là gì trong Vật lý cùng công thức của nó. Hãy truy cập GiaiNgo thường xuyên để có thêm những kiến thức bổ ích nhé! Chúc bạn có một ngày học tập và làm việc hiệu quả.