Trêu hay chêu? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt?

Có người dùng trêu có người lại dùng chêu. Vậy trêu hay chêu mới đúng chính tả tiếng Việt? Hãy cùng GiaiNgo theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Trêu hay chêu là đúng chính tả tiếng việt?

Trêu mới là từ đúng chính tả tiếng Việt. Trêu có nghĩa là trêu chọc, trêu đùa,… Từ này dùng để chỉ hành động làm cho đối phương thay đổi thái độ. Có thể làm cho đối phương vui hơn hoặc thậm chí là tức tối hơn.

Từ chêu không có trong từ điển tiếng Việt và nó không mang một ý nghĩa gì cả. Đây có thể là cách phát âm sai của một vùng miền nào đó. Vì thế mới dẫn đến tình trạng có sự nhầm lẫn giữa trêu hay chêu.

Trêu hay chêu

Một số nhầm lẫn liên quan đến trêu hay chêu

Trêu chọc hay chêu chọc?

Trêu chọc mới là từ đúng chính tả. Còn chêu chọc là một từ không nằm trong từ điển tiếng Việt. Trêu chọc là hành động làm cho người khác vui vẻ hoặc bực tức hơn.

Trêu đùa hay chêu đùa?

Trêu đùa mới là từ đúng chính tả tiếng Việt. Còn chêu đùa là từ sai chính tả. Từ chêu đùa không mang ý nghĩa gì cả.

Vừa rồi là một số nhầm lẫn giữa từ trêu hay chêu. Tiếp theo bài viết là nguyên nhân khiến sai chính tả trêu hay chêu. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu với GiaiNgo qua nội dung sau.

Trêu hay chêu

Nguyên nhân khiến sai chính tả trêu hay chêu

Nguyên nhân khiến sai chính tả trêu hay chêu là do nhiều người không phân biệt được giữa tr và ch. Trong quá trình nói, họ không thể phát âm đúng giữa hai từ này. Từ đó dẫn đến việc viết sai.

Trêu hay chêu là sự nhầm lẫn xảy ra chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc. Đôi khi chỉ nghe nói và ít tiếp xúc với mặt chữ nên nó trở thành thói quen khó sửa đổi.

Phần nội dung tiếp theo mà GiaiNgo muốn gửi đến bạn đọc là cách khắc phục lỗi chính tả trêu hay chêu. Mời độc giả cùng theo dõi thông tin sau đây.

Trêu hay chêu

Cách khắc phục lỗi chính tả trêu hay chêu

Khi bạn băn khoăn giữa trêu hay chêu thì tốt nhất bạn nên tra từ điển tiếng Việt cho chính xác. Khi có kết quả chính xác bạn nên ghi nhớ mặt chữ và tập phát âm cho chuẩn để sau này không còn bị nhầm lẫn nữa.

Ngoài ra bạn nên đọc sách báo thường xuyên để mở rộng và trau dồi vốn từ vựng của mình. Khi đọc nhiều rồi bạn sẽ có một lượng lớn từ vựng.

Từ đó bạn sẽ không còn sợ sai chính tả nữa và có thể tự tin sử dụng khi gặp bất cứ tình huống nào.

Trêu hay chêu

Ví dụ phân biệt trêu hay chêu

Dưới đây là một số ví dụ phân biệt trêu hay chêu:

  • Trêu chọc bạn bè.
  • Trêu chọc con chó.
  • Trêu đùa cùng em gái.
  • Video trêu chọc trên mạng xã hội hút triệu view.
  • Không nên trêu chọc thầy cô giáo.
  • Đồng đội bị tôi trêu ghẹo đến phát khóc.
  • Cô ta trêu tức tôi.

Vừa rồi là một số ví dụ để bạn phân biệt trêu hay chêu. Nội dung cuối cùng của bài viết là quy tắc chính tả tr và ch. Mời bạn đọc theo dõi cùng GiaiNgo để biết thêm chi tiết.

Quy tắc chính tả tr và ch

Sự nhầm lẫn chính tả tr và ch rất phổ biến. Do đó, để viết đúng chính tả bạn nên tuân thủ theo luật chính tả âm tr và ch như sau:

  • Âm “ch” thường đứng trước các nguyên âm như “oa, oă, oe, uê”, còn âm “tr” thì không. Chẳng hạn như choáng váng, loắt choắt, chí chóe, sáng choang,…
  • Những từ Hán Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với “tr”. Chẳng hạn như: trịnh trọng, hỗ trợ, trạm xá, trình bày, trừng trị, truyền thống, lập trường,…
  • Những danh từ hay các đại từ chỉ quan hệ thân thuộc giữa những người trong gia đình thì chỉ viết với “ch”. Chẳng hạn như cha, chú, chị, chồng,…
  • Những danh từ dùng để chỉ các vật dụng trong nhà, tên các loại hoa quả, món ăn chỉ viết với “ch”. Chẳng hạn như chén, chổi, chăn, chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả,…
  • Động từ chỉ hoạt động, cử động tay chân thường có âm đầu là “ch”. Chẳng hạn như chạy, chặt cây, chẻ,…
  • Từ mang nghĩa phủ định thường được viết với “ch”. Chẳng hạn như chưa, chẳng,…
  • Trong cấu tạo từ láy, cả “tr” và “ch” đều có từ láy âm đầu nhưng láy vần thì chỉ được kết hợp với “ch” (trừ 3 trường hợp của “tr” là trét lẹt, trót lột, trụi lủi). Chẳng hạn như chông chênh, chăm chỉ,… (láy âm đầu); hơi vơi, chênh vênh, chót vót,… (láy vần).

Trêu hay chêu

Xem thêm:

Chắc hẳn qua bài viết trên của GiaiNgo bạn đã phân biệt được trêu hay chêu mới đúng chính tả phải không nào. Đừng quên chia sẻ bài viết này để nhiều người không bị nhầm lẫn giữa hai từ này nữa nhé! Hẹn gặp bạn trong bài viết tiếp theo.