Đất nước Việt Nam được chia thành ba miền Bắc Trung Nam và có 63 tỉnh thành trên toàn đất nước. Vậy bạn có biết tỉnh nào rộng nhất Việt Nam không? Nếu đây là thắc mắc mà bạn muốn biết thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết này của GiaiNgo để biết câu trả lời nhé!
Với diện tích là 16.490 km2 thì Nghệ An chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi tỉnh nào rộng nhất Việt Nam. Đây chính là quê hương của vị lãnh tụ kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta.
Tỉnh Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung Bộ. Phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp với đất nước Lào, phía Bắc giáp với Thanh Hóa và phía Nam giáp với Hà Tĩnh.
Các bạn cũng có thể nắm thêm một vài thông tin về tỉnh Nghệ An như sau:
Nghệ An còn được biết đến là một tỉnh có đầy đủ các địa hình như núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây tỉnh Nghệ An là dãy núi Bắc Trường Sơn.
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè và đông. Ngoài ra tỉnh Nghệ An còn có đường biên giới với Lào dài 419 km. Đây là tỉnh có đường biên giới dài trên bộ dài nhất Việt Nam.
Tại Nghệ An cũng có một số địa điểm du lịch gây ấn tượng đặc biệt với các du khách trong và ngoài nước. Những địa điểm có thể kể đến như bãi biển Cửa Lò – Cửa Hội, khu di tích lịch sử Kim Liên, đảo Lan Châu, vườn quốc gia Pù Mát, đồi chè Thanh Chương, thung lũng hoa Phủ Quỳ, thành cổ Vinh, đền Cuông,…
Một vài món ăn đặc sản mang đậm hương vị quê hương Bác Hồ có thể nói đến như cháo lươn, súp lươn, bánh gai xứ Dừa, tương Nam Đàn, cam Xã Đoài, cá thu Cửa Lò, nhút Thanh Chương, bánh đa Đô Lương, bánh mướt Diễn Châu, giò bê, bánh đúc hến, bánh ngào,…
Gia Lai là tỉnh thành đứng thứ 2 trong câu hỏi tỉnh nào rộng nhất Việt Nam. Với diện tích là 15.536,9 km2, tỉnh Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai cả nước và lớn nhất trong khu vực Tây Nguyên.
Gia Lai là một tỉnh cao nguyên thuộc khu vực Bắc Tây Nguyên. Phía đông của tỉnh giáp với tỉnh Bình Định. Phía tây giáp với đất nước Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.
Các bạn cũng có thể nắm thêm một vài thông tin về tỉnh Gia Lai như sau:
Tỉnh Gia Lai nằm gần như hoàn toàn về phía Đông dãy Trường Sơn. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là đồi núi, cao nguyên và thung lũng. Trong đó, cao nguyên là địa hình phổ biến và quan trọng nhất của tỉnh Gia Lai.
Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Ở Gia Lai nhiệt độ còn phụ thuộc vào độ cao các vùng.
Gia Lai có hệ thống núi rừng cao và có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ (hay Hồ T’Nưng), chùa Minh Thành, cổng trời Mang Yang, đỉnh Hàm Rồng, thác Hang Dơi và thác K50 (Huyện Kbang).
Gia Lai có nền văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc Gia Rai và Ba Na. Một số đặc điểm đặc sắc được thể hiện như nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, lễ hội truyền thống, y phục, nhạc cụ….
Sơn La chính là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi tỉnh nào rộng nhất Việt Nam. Tỉnh Sơn La có diện tích là 14.174,4 km2. Đây là tỉnh có diện tích chỉ rộng sau tỉnh Nghệ An và Gia Lai.
Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Bộ. Phía bắc của tỉnh giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu. Phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình.
Phía tây giáp với tỉnh Điện Biên và một đoạn biên giới ngắn với tỉnh Phongsali (Lào). Phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào). Phía tây nam giáp đất nước Lào.
Một vài thông tin cơ bản về tỉnh Sơn La như sau:
Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Tỉnh có 3 cửa khẩu với Lào là cửa khẩu quốc tế Chiềng Khương, Cửa khẩu Lóng Sập và Nà Cài.
Địa hình tỉnh Sơn La phần lớn là đồi núi. Phía Đông là các cao nguyên rộng lớn như cao nguyên Mộc Châu. Nơi đây có đồng cỏ lớn, chăn nuôi gia súc phù hợp.
Địa hình cao, sông suối nhiều, lắm thác ghềnh, nên Sơn La có nguồn thủy điện dồi dào. Đặc biệt là nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á hiện tại.
Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Về văn hóa và du lịch thì Sơn La là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú nên văn hoá truyền thống, đời sống, tập tục có sự đa dạng. Sơn La có nhiều lễ hội của các dân tộc, mỗi lễ hội đều có nét đặc sắc riêng như Tết cơm mới, lễ hội hoa ban, lễ hội Pang Cẩu Nỏ, Xinh Mun,…
Sơn La còn có nhiều khu du lịch thích hợp cho nghỉ dưỡng, dã ngoại và khám phá như suối nước nóng Bản Mòng (Hua La), danh thắng Yên Châu, các hang Thẩm Tát, Thẩm Ké, cao nguyên Mộc Châu,…
Với diện tích là 13.125,4 km2 thì tỉnh Đăk Lăk là tỉnh có diện tích rộng thứ 4 trong câu hỏi tỉnh nào rộng nhất Việt Nam.
Đăk Lăk là một tỉnh nằm ở vùng Tây Nguyên, miền Trung nước Việt Nam. Phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Gia Lai. Phía đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà. Phía nam giáp hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông. Phía tây giáp đất nước Campuchia với đường biên giới dài 193 km.
Một vài thông tin về tỉnh Đăk Lăk mà các bạn nên biết như sau:
Đăk Lăk có địa hình thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Đây là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng.
Tỉnh Đăk Lăk đang có lợi thế về du lịch với nhiều địa danh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ,…
Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi tỉnh nào rộng nhất Việt Nam chính là tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh Thanh Hóa có diện tích là 11.129,5 km2.
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của nước Việt Nam. Phía bắc giáp với ba tỉnh là Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình. Phía nam giáp với tỉnh Nghệ An. Phía tây giáp nước Lào có đường biên giới là 192 km. Phía đông giáp với Biển Đông có bờ biển dài hơn 102 km.
Một số thông tin cơ bản về tỉnh Thanh Hóa như sau:
Tỉnh Thanh Hóa được chia thành 3 vùng là đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa có những món đặc sản nổi tiếng cả nước như nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi, bánh gai Tứ Trụ, các món chế biến từ hến làng Giàng,…
Tiếp theo hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu tiếp theo trong chủ đề tỉnh nào rộng nhất Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: Tỉnh nào dài nhất Việt Nam tính theo đường quốc lộ 1A? Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam? Top 8 tỉnh nhỏ nhất
Xem thêm:
Với diện tích là 10.438,4 km2 thì tỉnh Quảng Nam là tỉnh thứ đứng 6 của tỉnh nào rộng nhất Việt Nam.
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phía bắc giáp với thành phố Đà Nẵng. Phía nam của tỉnh giáp 2 tỉnh là Quảng Ngãi và Kon Tum. Phía tây giáp với nước Lào. Còn phía đông của tỉnh giáp với biển Đông.
Một số thông tin cơ bản về tỉnh Quảng Nam như sau:
Địa hình của tỉnh Quảng Nam chia làm 3 vùng là vùng núi phía tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển phía đông. Nơi này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km. Quảng Nam có rất nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng, như bãi biển Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành),…
Ngoài ra Cù Lao Chàm là cụm đảo ven bờ cùng hệ sinh thái phong phú và được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Quảng Nam còn nổi tiếng với rất nhiều danh lam thắng cảnh được các du khách trong và ngoài nước yêu thích. Những địa điểm du lịch như phố cổ Hội An, Vinpearland Nam Hội An, các khu di sản văn hóa Chăm, các khu du lịch sinh thái,…
Quảng Nam còn làm hài lòng du khách bởi những món ăn đặc sản đậm vị miền Trung như mì quảng, bánh xèo, bún mắm, cao lầu,…
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước. Với diện tích là 9.773,5 km2 thì tỉnh Lâm Đồng chính là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi tỉnh nào rộng nhất Việt Nam.
Lâm Đồng nằm trên cao nguyên Lâm Viên – Di Linh thuộc vùng Tây Nguyên của nước Việt Nam. Đây là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.
Phía đông bắc của Lâm Đồng giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận. Phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp hai tỉnh là Đồng Nai và Bình Phước. Phía nam của tỉnh giáp với Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đăk Lăk.
Một vài thông tin cơ bản về tỉnh Lâm Đồng như sau:
Tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía nam Tây Nguyên và là khu vực đầu nguồn của hệ thống sông suối lớn. Địa hình nơi đây đa số là núi và cao nguyên, bên cạnh đó cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng.
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao nên khí hậu tại Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô.
Nói đến du lịch tại tỉnh Lâm Đồng thì chúng ta không thể không nhắc đến “thành phố ngàn hoa” – Đà Lạt. Đây là nơi nổi tiếng là thành phố nghỉ dưỡng được nhiều du khách lựa chọn là điểm đến.
Cùng GiaiNgo tìm hiểu tỉnh đứng thứ 8 trong câu hỏi tỉnh nào rộng nhất Việt Nam nhé!
Kon Tum có diện tích cả tỉnh là 9.689,6 km2. Kon Tum là một tỉnh nằm ở phía bắc Tây Nguyên.
Phía bắc của tỉnh Kon Tum giáp với tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới là 142 km. Phía nam giáp Gia Lai với chiều dài ranh giới là 203 km. Phía đông với giáp tỉnh Quảng Ngãi và phía tây giáp với cả hai nước là Lào và Campuchia.
Một số thông tin về tỉnh Kon Tum mà bạn cần biết như sau:
Địa hình của tỉnh Kon Tum chủ yếu là đồi núi. Diện tích đồi núi chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh. Đây là nơi tiếp giáp của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Kon Tum là tỉnh nổi tiếng với câu nói “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe”. Khí hậu Kon Tum mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu của tỉnh Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Một điều đặc biệt ở tỉnh Kon Tum đó chính là có dãy núi Ngọc Linh cao nhất Tây Nguyên. Ở đây gắn liền với loại sâm quý hiếm cùng tên và chỉ mọc ở dãy núi cao trên 2000m này.
Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tô và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên,…
Điện Biên là tỉnh có diện tích rộng thứ 9 trong chủ đề tỉnh nào rộng nhất Việt Nam. Tỉnh Điện Biên có diện tích là 9.562,9 km2.
Điện Biên là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc. Tỉnh Điện Biên còn được biết đến rất nhiều với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Phía đông và đông bắc của tỉnh Điện Biên giáp tỉnh Sơn La. Phía bắc giáp tỉnh Lai Châu. Phía tây bắc giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Phía tây và tây nam giáp của tỉnh Điện Biên giáp đất nước Lào.
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400km. Có đường biên giới tiếp giáp với Lào là 360km và đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là 40,86km.
Một vài thông tin về tỉnh Điện Biên:
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao. Vào mùa đông tương đối lạnh và ít mưa nhưng kết thúc khá sớm. Vào mùa hạ nóng và mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường.
Điện Biên cũng là tỉnh có tiềm năng về phát triển du lịch. Cụ thể là hệ thống di tích lịch sử gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ, thành Bản Phủ – đền thờ Hoàng Công Chất.
Ngoài ra đèo Pha Đin là một trong “tứ đại đèo” của vùng Tây Bắc. Bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Mã Pí Lèng.
Tiếp theo hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu về tỉnh cuối cùng trong chủ đề tỉnh nào rộng nhất Việt Nam nhé!
Tỉnh Lai Châu có tổng diện tích là 9.068,8 km2. Đây là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam.
Phía bắc tỉnh Lai Châu tiếp giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và có 265,165 km đường biên giới. Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Sơn La. Phía tây và phía nam giáp tỉnh Điện Biên Phủ.
Một số thông tin liên quan đến tỉnh Lai Châu đáng chú ý như sau:
Lai Châu là tỉnh có địa hình nhiều dãy núi và cao nguyên. Phía đông nơi này là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là dãy núi Sông Mã có độ cao 1.800 m.
Đây là vùng đất có những đỉnh núi cao. Lai Châu có 8/10 ngọn núi nằm trong những ngọn núi hùng vĩ, hiểm trở nhất cả nước. Một trong những ngọn núi cao có thể kể đến là Fansipan.
Lai Châu có cao nguyên Sìn Hồ, Dào San, Hồ Thầu,… cao trên 1.500m. Những cao nguyên này có mây, sương phủ bốn mùa, khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm.
Lai Châu cũng có nhiều đỉnh núi cao, sông suối nhiều thác ghềnh, như dãy Pu Sam Cáp, sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu, …
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi tỉnh nào rộng nhất Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có được câu trả lời về tỉnh nào rộng nhất Việt Nam. Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nhé!