Tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là gì?

Đông Nam Bộ là một trong hai phần của miền Nam Bộ Việt Nam với 1 thành phố trực thuộc trung ương và 5 tỉnh. Vậy, tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là gì, hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay.

Tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch Đông Nam Bộ là?

Tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là nơi duy nhất ở Đông Nam Bộ tiếp giáp biển, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, bãi biển Vũng Tàu nổi tiếng ở nước ta.

Tuy nhiên, khi xét về sự phát triển về kinh tế, ta có thể thấy được thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi có thế mạnh để phát triển du lịch.

tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở đông nam bộ là

Câu hỏi cùng chủ đề

Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển tổng hợp nền kinh tế

Để một khu vực có thể phát triển tổng hợp về nền kinh tế phải bao gồm nhiều yếu tố. Các yếu tố này không thể phát triển một cách riêng biệt, mà phải cùng phát triển, tạo nền móng cho sự phát triển về kinh tế chung.

Đối với vùng Đông Nam Bộ nói riêng, khu vực này cũng sở hữu cho mình một số thế mạnh để phát triển như:

Về vị trí địa lý

Phía Bắc và Đông Bắc giáp với Tây Nguyên – vùng có thế mạnh về cây công nghiệp, lâm nghiệp và thủy điện, duyên hải Nam Trung Bộ – vùng có ngành thủy sản phát triển giúp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

Phía Tây và Tây Bắc giáp Campuchia, giao lưu, buôn bán thuận lợi bằng các tuyến quốc lộ 22 (qua cửa khẩu Mộc Bài), quốc lộ 13 (qua cửa khẩu Hoa Lư).

Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với các cảng biển lớn, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

Phía Nam và Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho nền công nghiệp chế biến.

Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển tổng hợp nền kinh tế

Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên

Đất bazan chiếm 40% diện tích của vùng, đất xám bạc bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt.

Khí hậu cận xích đạo, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới quy mô lớn. Nguồn hải sản phong phú do gần các ngư trường lớn, thuận lợi phát triển ngư nghiệp.

Rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.

Với trữ lượng lớn dầu khí, sét, cao lanh nơi đây còn giúp thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng.

Về điều kiện kinh tế xã hội

Dân đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn cao. Kết hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải của cả nước, nơi đây trở thành khu vực có thị trường rộng lớn.

Được áp dụng nhiều chính sách phát triển, ứng dụng sớm các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Yếu tố này cũng giúp Đông Nam Bộ thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Hãy nêu những nhân tố giúp Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các vùng trong nước?

Những nhân tố giúp Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các vùng trong nước là:

  • Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, thu hút lao động dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ.
  • Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng… nên nguồn lao động phần lớn có trình độ chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề đến các bác sĩ, nhà khoa học, kinh doanh…
  • Đông Nam Bộ còn là vùng thu hút đầu tư về khoa học kĩ thuật ở trong nước và quốc tế, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học tiên tiến nhất. Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
  • Đời sống người dân khá cao, cũng giúp cho các ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ.

kinh tế đông nam bộ

Việc thu hút đầu tư nước ngoài có vai trò như thế nào đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu?

Việc thu hút đầu tư từ nước ngoài làm tăng nguồn vốn đầu tư vào các ngành sản xuất là thế mạnh của vùng, từ đó được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại nhất.

Giúp đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường,… Từ đó khu vực có thể mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho người dân, thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển.

Xem thêm:

Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng?

Một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng:

Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, vùng Đông Nam Bộ đã tăng cường phát triển công nghiệp năng lượng, đáp ứng nguồn điện và nhu cầu sản xuất công nghiệp.

Bên cạnh chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Đông Nam Bộ còn chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

Ngoài ra khu vực này còn nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường, tránh làm tổn hại đến tài nguyên du lịch – tiềm năng của vùng.

Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng?

Với vị trí địa lý hiện tại, Đông Nam Bộ vốn có một mùa khô kéo dài và sâu sắc, lại có các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà bị ngập úng trong mùa mưa. Do vậy, vấn đề thủy lợi ở đây có ý nghĩa hàng đầu.

Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước) được xây dựng sẽ giúp chia một phần nước của sông Bé cho sông Sài Gòn, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Từ đó góp phần tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.

Các câu hỏi thường gặp khác

Đông Nam Bộ ở đâu?

Đông Nam Bộ nằm ở phía Bắc của vùng đất Nam Bộ. Ở đây có trung tâm kinh tế – văn hóa – du lịch lớn nhất cả nước là TP Hồ Chí Minh.

Đông Nam Bộ gồm những tỉnh nào?

Theo cách chia vùng nước ta, vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.

Đông Nam Bộ không giáp với vùng kinh tế nào?

Vị trí tiếp giáp của khu vực Đông Nam Bộ bao gồm: phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là gì cũng như biết thêm được nhiều thông tin thú vị thông qua bài viết. Đừng quên chia sẽ những thông tin này và cập nhật thêm nhiều bài viết mới của GiaiNgo nhé.