Thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là gì? Kiến thức này có vai trò như thế nào trong chương trình Địa lí 12? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu và ghi nhớ nhé!
Các thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng sẽ được GiaiNgo phân tích qua các khía cạnh chính sau:
Điểm mạnh kinh tế đầu tiên của đồng bằng sông Hồng là khu vực này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Đồng bằng sông Hồng giáp các vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện lớn nhất cả nước. Ngoài ra còn có nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành nông nghiệp.
Phía Đông Nam giáp biển Đông. Khu vực gần đường hàng hải quốc tế. Đây là điều kiện để phát triển nền kinh tế mở, giao lưu hợp tác với các vùng trong nước và các quốc gia trên thế giới.
Đất: Đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
Nước: Phong phú (nước dưới đất, nước trên mặt, nước nóng, nước khoáng ) cung cấp nước cho việc tưới tiêu, phát triển công nghiệp.
Biển: Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
Khoáng sản: Đá vôi, sét, than nâu đến khí tự nhiên thuận lợi phát triển công nghiệp khai khoáng.
Kinh tế – xã hội ở đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh:
Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất (hơn 18,2 triệu người vào năm 2006). Với mật độ dân số cao (1225 người/km2) ảnh hưởng không nhỏ đến thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.
Chính sự phân bố dân cư như vậy đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội, cụ thể như:
Kinh tế ở đồng bằng sông Hồng chưa phát triển toàn diện trong khi dân số tăng nhanh đã gây sức ép khá lớn. Điều này tác động trực tiếp đến thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.
Bên cạnh đó, thất nghiệp ở cả nông thôn và thành thị đang ở con số không hề nhỏ. Điều này kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội và lãng phí nguồn nhân lực.
Sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, các vùng thuần nông càng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Nhiều vấn đề xảy ra như tệ nạn xã hội, sức ép về giải quyết nhà ở, y tế, giáo dục, chi phí phúc lợi xã hội…
Khía cạnh này cùng có mối liên quan mật thiết đến các thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.
Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng đến thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng như sau:
Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành để có phát triển thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng, cụ thể như:
Các nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là:
Đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản.
Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt may và giày da, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kĩ thuật điện – điện tử.
Tập trung phát triển du lịch. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo… cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.
Xem thêm:
Nắm rõ các thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là điều cần thiết khi ôn tập chương trình Địa lí 12. Cùng GiaiNgo cập nhật kiến thức mới nhé!