San hô và thủy tức là hai loài sinh vật biển khiến nhiều người nhầm lẫn chúng với nhau. Tuy nhiên giữa chúng lại có một số điểm khác biệt mà không phải ai cũng để ý. Hãy cùng GiaiNgo khám phá ngay về sự khác nhau giữa san hô và thủy tức qua bài viết dưới đây nhé!
San hô là một loại sinh vật biển vô cùng đặc biệt. Chúng tồn tại dưới dạng các thể polyp nhỏ giống như hải quỳ. Đặc biệt hơn nữa chúng thường sống thành các quần thể, gồm nhiều cá thể giống hệt nhau.
Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo thành bộ xương cứng, xây nên rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
Ngoài ra, san hô còn được biết đến là một loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang. Loại sinh vật biển này có hai lá phổi và chúng thường dùng xúc tu quanh miệng để bắt mồi.
San hô thường sinh trưởng trong vùng biển nông, có nước ấm, có dòng chảy nhanh, nhiệt độ cao và trong sạch.
San hô tạo thành một quần thể liên kết và sống chung với nhau do phần lớn chúng đều có thể nảy mầm và sinh trưởng. Đặc biệt hơn nữa là những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ. Chính vì vậy, có rất nhiều người hiểu lầm san hô là một loại thực vật.
Có thể nhiều người chưa biết, 80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ các hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Hơn thế nữa, hoạt động này cũng góp phần cung cấp oxy cho môi trường. Vì vậy nên một số người hiểu lầm san hô là thực vật tự dưỡng quang hợp.
Thủy tức là tên của một loại động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang. Chúng thường sống ở các vùng ôn đới và nhiệt đới, cụ thể là các vùng nước ngọt như ao, hồ, đầm,…
Ngoài ra, thủy tức còn là một polyp có kích thước nhỏ và nhìn trông khá bắt mắt. Chúng có dạng hình ống dài và gồm nhiều xúc tu đối xứng. Công dụng của các tua này là để chúng bám vào các giá thể và di chuyển theo kiểu sâu đo, lộn đầu.
Hơn thế nữa, thủy tức còn có cùng họ với hải quỳ và sứa biển. Tuy nhiên chúng lại sinh sống ở môi trường nước ngọt, khác với hải quỳ và sứa biển. Đặc biệt, các tế bào từ một thủy tức được phân tách bằng cơ học cũng có thể phục hồi nhanh chóng.
Hầu hết, chúng ta đều rất khó để xác định và theo dõi các loại thủy tức nếu không có kính hiển vi.
Tuy nhiên, có hai loài rất khác biệt và phổ biến trong bể tép và thủy sinh:
Theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu, có khá nhiều sự khác nhau giữa san hô và thủy tức. Trước hết đối với san hô, khi trưởng thành, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển. Quá trình này xảy ra nhằm mục đích tạo thành tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
Điều này ngược lại hoàn toàn với thủy tức. Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra khỏi cơ để sống độc lập và tự đi kiếm thức ăn. Chúng là một sinh vật dị dưỡng.
Thêm một sự khác nhau giữa san hô và thủy tức là ở kết cấu cơ thể. Trước hết về cấu tạo của thủy tức, chúng có kết cấu đối xứng và lộn đầu. Đặc biệt, loài thủy tức này có thể di chuyển theo kiểu sâu đo. Ngược lại với thủy tức, san hô không di chuyển được và có kết cấu kiểu đối xứng tỏa tròn.
Ngoài ra, vì tính chất sống đơn độc, độc lập nên thủy tức tự bảo vệ chính mình bằng tế bào gai của mình. Ở san hô, mặc dù sống thành tập đoàn nhưng chúng cũng có tế bào gai. Tuy nhiên điều đặc biệt là tế bào gai ở san hô chứa độc chất cao nên chúng có thể dễ dàng tự vệ.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi
Bên cạnh sự khác nhau về giữa san hô và thủy tức, thì giữa chúng cũng có một vài điểm giống nhau. Trước tiên, san hô và thủy tức đều là sinh vật biển thuộc ngành ruột khoang. Chúng đều mang đầy đủ các đặc điểm như:
Ngoài ra, cả hai loại sinh vật biển này đều có hai lớp tế bào ở thành tế cơ thể, chúng còn có chung một đặc điểm nữa đó là có ruột dạng túi. Bên cạnh đó, thủy tức và san hô đều có sự sinh sản vô tính mọc chồi giống nhau.
Và điểm chung cuối cùng giữa hai loại động vật này là chúng đều có vị trí tua miệng ở trên.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã phân biệt được sự khác nhau giữa san hô và thủy tức rồi phải không nào? Tuy nhiều người hay lầm tưởng hai sinh vật này nhưng chúng cũng có rất nhiều điểm riêng biệt đấy nhé! Để cập nhật thêm nhiều thông tin nóng hổi về đời sống và xã hội, các bạn hãy nhanh tay theo dõi GiaiNgo ngay nhé!