Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư Ngữ văn 7 ngắn gọn nhất

Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mĩ. Cùng GiaiNgo soạn bài Xa ngắm thác núi Lư ngay nhé!

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Nội dung giáo án soạn bài Xa ngắm thác núi Lư này sẽ giải đáp chi tiết cho các độc giả về những nội dung liên quan đến văn bản ngay nhé!

Đôi nét về tác giả Lý Bạch

Nhà thơ Lý Bạch sinh ngày 19/5/701 sau Công nguyên tại thành phố Tây Vực, nước Trung Quốc. Ông mất ngày 30 tháng 11, 762 sau Công nguyên.

Tài thơ văn của ông được bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ. Đến năm 16 tuổi, danh tiếng của ông đã nổi khắp vùng đất Tứ Xuyên. Nhưng vì chán chốn trần gian ông bỏ lên núi Đái Thiên Sơn và bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.

Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép lại. Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao.

Nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan,…

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư

Hoàn cảnh ra đời bài Xa ngắm thác núi Lư

Xa ngắm thác núi Lư là một trong số những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ Lý Bạch. Vọng Lư sơn bộc bố được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư

Bố cục bài Xa ngắm thác núi Lư

Phần trọng tâm của một tác phẩm là bố cục, cùng GiaiNgo soạn bài Xa ngắm thác núi Lư tiếp tục thôi nào!

Độc giả có thể tham khảo các soạn bài Xa ngắm thác núi Lư theo bố cục gồm 2 phần:

  • Phần 1. Câu đầu: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô.
  • Phần 2. 3 câu tiếp: Miêu tả khung cảnh thác nước núi Lư.

Giá trị nội dung bài Xa ngắm thác núi Lư

Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư đã phần nào khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên qua đôi mắt của nhà thơ Lí Bạch. Vì đẹp, nên thơ nhưng không kém phần kì vĩ, lớn lao.

Qua bài thơ, phần nào ta đã thấy được sự táo bạo, dứt khoát trong cách miêu tả tình yêu với thiên nhiên mà nhà thơ đã xây dựng. Nó tương đồng với phong cách thơ mà Lí Bạch xây dựng để thuyết phục độc giả bằng tài năng thi phú của mình.

Giá trị nghệ thuật bài Xa ngắm thác núi Lư

Giá trị nghệ thuật bài Xa ngắm thác núi Lư mang đến cho độc giả qua:

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
  • Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo.
  • Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm.
  • Nghệ thuật so sánh và phóng đại.
  • Tả cảnh ngụ tình.

Phần cuối của soạn bài Xa ngắm thác núi Lư ngày hôm nay là đọc – hiểu tác phẩm.

Đọc – hiểu bài Xa ngắm thác núi Lư

Cảnh thác núi Lư

  • Nhà thơ đứng từ xa để quan sát và miêu tả thác Hương Lô → không khắc họa được cảnh vật một cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng dễ phát hiện vẻ đẹp toàn cảnh.
  • “Nắng rọi …tía bay” → đó là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo.
  • Vẻ đẹp của thác nước:
    • “Xa trông này” → thác nước tuôn trào, đổ ầm ầm xuống tạo thành dải lụa trắng treo giữa khoảng vách núi → vẻ đẹp tráng lệ.
    • Thác chảy như bay thẳng xuống → vẻ đẹp hùng vĩ.
    • Tựa dải Ngân Hà → vẻ đẹp huyền ảo.
  • Nghệ thuật: phóng đại, liên tưởng, so sánh.

Tâm hồn và tính cách của nhà thơ

Thông qua miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của thác nước tác giả bộc lộ lòng yêu thiên nhiên thiết tha, tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư

Chúng ta đến với phần soạn bài Xa ngắm thác núi Lư trong sách giáo khoa để nắm vững kiến thức hơn nhé!

Chủ đề liên quan:

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư

Để hiểu rõ hơn nội dung của tác giả muốn truyền đến người đọc. Thì cùng GiaiNgo trả lời câu hỏi soạn bài Xa ngắm thác núi Lư trong sách giáo khoa ngay nhé!

Câu 1 trang 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai (chú ý nghĩa của hai chữ vọng và dao), xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?

Phần trả lời soạn bài Xa ngắm thác núi Lư:

Từ “vọng” với ý nghĩa là trông “xa”, dao là “xa”:

  • Tác giả đứng từ xa để nhìn thác nước núi Lư.
  • Vị trí này không thể quan sát chi tiết, cụ thể nhưng có thể nhìn bao quát, tổng thể.

→ Cái đẹp của thác nước là cái đẹp được quan sát và miêu tả từ xa.

Câu 2 trang 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Câu thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? (Chú ý mối tương quan giữa tên gọi đỉnh núi và đặc điểm của cảnh vật được miêu tả). Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?

Phần trả lời soạn bài Xa ngắm thác núi Lư:

Câu thơ thứ nhất miêu tả thác nước khi được mặt trời chiếu rọi ánh nắng sinh ra những khói tía huyền ảo. Theo tên gọi đỉnh núi – Hương Lô – luôn có mây mù bao phủ nhưng khi nắng chiếu càng làm cảnh vật lộng lẫy. Hình ảnh được miêu tả tạo ra một phông nền cho hình ảnh trung tâm là thác nước.

Cùng GiaiNgo soạn bài Xa ngắm thác núi Lư qua câu 3 ngay nhé!

Câu 3 trang 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp.

Phần trả lời soạn bài Xa ngắm thác núi Lư:

Những vẻ đẹp khác nhau của thác được miêu tả trong ba câu tiếp:

  • Câu thơ thứ hai: Từ “quải” (treo) được sử dụng biến cái động thành cái tĩnh (Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Ở đây bản dịch thơ đã làm mất đi cái tĩnh của từ “quải”.
  • Câu thơ thứ ba: miêu tả thác nước với tốc độ mạnh, độ cao ngút và dốc thẳng, khung cảnh trở nên hùng vĩ, mãnh liệt.
  • Câu thơ cuối: lối nói phóng đại nhưng vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực, dòng nước cao, mạnh, sự so sánh lột tả hết sức mạnh nên thơ, như thực mà lạ thường.

Câu 4 trang 112 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ?

Phần trả lời soạn bài Xa ngắm thác núi Lư:

  • Qua cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ ta có thể thấy được tác giả là con người có tâm hồn mạnh mẽ, phóng khoáng, ưa thích những cái hùng vĩ phi thường.
  • Tâm hồn say đắm, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • Một năng lực sáng tạo thơ ca độc đáo, phi thường.

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư đã đi đến câu hỏi cuối cùng, chắc hẳn bạn đã nắm nhiều thông tin quan trọng của bài rồi đúng không nào!

Câu 5 trang 112 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiếu trong chú thích (2) em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?

Phần trả lời soạn bài Xa ngắm thác núi Lư:

Về hai cách hiểu câu thứ hai:

  • Ở bản dịch nghĩa: Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.
  • Ở chú thích: “Đứng trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt”. Nghĩa là dòng sông phía trước phải chỉ vị trí nơi thác đổ xuống mà là hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa.

Cách hiểu thứ hai bay bổng hơn, lãng mạn hơn nên được nhiều người thích hơn.

Xa ngắm thác núi Lư

Trên đây là phần soạn bài Xa ngắm thác núi Lư ngắn gọn và đầy đủ nhất. Hy vọng với những kiến thức tổng hợp trên sẽ hữu ích với độc giả. Nếu thấy hay nhớ like và chia sẻ giúp GiaiNgo nhé!

Tham khảo thêm: