Soạn bài Ý nghĩa văn chương của sách Ngữ văn lớp 7

Văn chương đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người. Vì thế, việc soạn bài Ý nghĩa văn chương sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tác phẩm. Để làm bài nghị luận hay hơn mời bạn cùng GiaiNgo soạn bài Ý nghĩa văn chương nhé.

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Đôi nét về tác giả Hoài Thanh

Tác giả Hoài Thanh (1909 –1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tác giả Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc tại nước ta.

Đôi nét về tác giả Hoài Thanh

Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Những bài phê bình của Hoài Thanh có cách trình bày vấn đề rất giản dị, dí dỏm, sâu sắc.

Hoàn cảnh ra đời bài Ý nghĩa văn chương

Bài Ý nghĩa văn chương được tác giả Hoài Thanh viết năm 1936. Tác phẩm được in trong “Bình luận văn chương” của NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.

Bài Ý nghĩa văn chương có lần in lại đã đổi nhan đề thành ý nghĩa và công dụng của văn chương.

Bố cục bài Ý nghĩa văn chương

Bố cục bài Ý nghĩa văn chương được chia làm 2 phần. Phần 1 là từ đầu đến muôn vật muôn loài để nói về nguồn gốc của thơ ca. Phần 2 là phần còn lại nói về nhiệm vụ và công dụng của văn chương đối với con người.

Từ bố cục của bài Ý nghĩa văn chương cho thấy lối văn nghị luận và cảm xúc của tác giả. Ngoài ra, trong tác phẩm còn vận dụng những hình ảnh độc đáo.

Tóm tắt bài Ý nghĩa văn chương

Bài Ý nghĩa văn chương nói lên nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương sáng tạo ra sự sống.

Bên cạnh đó, văn chương còn tạo ra tình cảm và khơi gợi tình cảm ta sẵn có. Ngoài ra, đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Tóm tắt bài ý nghĩa văn chương

Nội dung bài Ý nghĩa văn chương

Nội dung bài Ý nghĩa văn chương nói lên nguồn gốc, nhiệm vụ và giá trị cần thiết của văn chương trong đời sống. Nguồn gốc của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương có giá trị quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh sự sống và sáng tạo ra sự sống. Ngoài ra, văn chương còn bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người. Giúp con người cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống.

Chủ đề liên quan:

Soạn bài Ý nghĩa văn chương

Trả lời câu hỏi SGK soạn bài Ý nghĩa văn chương

Câu 1: Trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Trả lời câu hỏi SGK soạn bài ý nghĩa văn chương

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương. Chẳng hạn “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.

Câu 2: Trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống..”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia. Ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc. Con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh,…

Câu 3: Trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý đó.

Trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

Văn chương giúp khơi dậy tình cảm sẵn có của con người. Giúp con người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên.

Câu 4: Trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận văn chương. Vì nội dung bàn đến là ý nghĩa, công dụng của văn chương.

Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu hay đoạn kết nói về mãnh lực của văn chương.

Nội dung luyện tập

Đề trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

Nội dung luyện tập

Giải thích:

  • Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…
  • Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: Văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người. Khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

Dẫn chứng:

  • Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: Tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này. Tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.
  • Bài thơ Lượm: Bài thơ gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua. Khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

Mong rằng từ nội dung soạn bài Ý nghĩa văn chương trên đây sẽ giúp bạn giải câu hỏi dễ dàng. Bên cạnh đó, soạn bài Ý nghĩa văn chương còn giúp bạn hiểu tác phẩm sâu sắc hơn. Để theo dõi nhiều bài soạn hay thì đừng quên cập nhật các bài viết của GiaiNgo thường xuyên nhé.

Kiến thức hữu ích: