Soạn bài Viếng lăng Bác – Ngữ văn 9 hay và chi tiết nhất

Soạn bài Viếng lăng Bác làm sao cho đầy đủ nhưng lại hết sức ngắn gọn là điều mà các bạn học sinh luôn mong muốn. Đừng lo GiaiNgo sẽ giúp bạn soạn bài Viếng lăng Bác chi tiết nhất.

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Đôi nét về nhà thơ Viễn Phương

Nhà thơ Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn. Ông sinh năm 1928 tại An Giang. Ông là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Soạn bài Viếng lăng Bác

Thơ của Viễn Phương rất dung dị, cảm xúc và sâu lắng thiết tha. Ngôn ngữ thơ của ông đậm đà màu sắc Nam Bộ. Một số tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Viễn Phương như Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc, Như mấy mùa xuân,…

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta được thống nhất. Tháng 4.1976, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, ông đã đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Và bài thơ “Viếng lăng Bác” đã được sáng tác trong dịp đó. Bài thơ được in trong tập thơ Như mấy mùa xuân.

Mạch cảm xúc bài thơ Viếng lăng Bác

Mạch cảm xúc của bài thơ vận động theo trình tự của một cuộc viếng thăm. Đó là sự kết hợp của thời gian và không gian.

Soạn bài Viếng lăng Bác

  • Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở hình ảnh hàng tre bên lăng gợi hình ảnh của quê hương đất nước.
  • Khổ 2 – 3: Từ cảm xúc về dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh.
  • Khổ 4: Khi sắp phải trở về Miền Nam, niềm mong ước thiết tha: muốn tấm lòng mình được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

Bố cục bài thơ Viếng lăng Bác

Bố cục của bài thơ Viếng lăng Bác gồm có 4 phần.

  • Phần 1: (khổ thơ thứ 1) Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng
  • Phần 2: (khổ thơ thứ 2) Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
  • Phần 3: (khổ thơ thứ 3) Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác
  • Phần 4: (khổ thơ thứ 4) Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về.

Trả lời câu hỏi sgk soạn bài Viếng lăng Bác

Câu 1 trang 60 SGK Ngữ văn 9 Tập 2

Trả lời:

Cảm xúc bao trùm của tác giả: niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và niềm tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

Soạn bài Viếng lăng Bác

Mạch cảm xúc đi theo trình tự vào viếng lăng Bác: khi đứng trước lăng (dòng người, hàng tre), bên trong (xúc động thấy Bác trong giấc ngủ bình yên), và khi sắp phải trở về (mong ước mãi bên Bác).

Câu 2 trang 60 SGK Ngữ văn 9 Tập 2

Trả lời:

Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Cây tre biểu tượng cho dân tộc Việt Nam với sức mạnh bền bỉ, kiên cường, bất khuất.

Soạn bài Viếng lăng Bác

Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu.

Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng. Cách kết cấu này làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc, giúp cảm xúc được nâng cao lên.

Câu 3 trang 60 SGK Ngữ văn 9 Tập 2

Trả lời:

Tình cảm nhà thơ và mọi người với Bác qua khổ thơ 2, 3, 4:

Khổ 2: sự thành kính, biết ơn và niềm tự hào vô hạn.

Khổ 3: đau nhói, tiếc thương, xót xa, hụt hẫng, trống vắng.

Khổ 4: lưu luyến, xao xuyến, tiếc nuối và mong muốn là người có ích.

Câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn 9 Tập 2

Trả lời:

Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc với nghệ thuật:

  • Giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc vừa trang nghiêm sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng xúc động của nhà thơ vào lăng viếng Bác.
  • Thể thơ tám chữ có dòng bảy chữ gieo vần lưng. Khổ thơ không cố định có khi liền khi cách nhịp. Nhịp thơ chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng.
  • Hình ảnh thơ sáng tạo, có nhiều biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, tượng trưng.

Tham khảo thêm:

Hy vọng phần soạn bài Viếng lăng Bác sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 9. Hãy theo dõi GiaiNgo để cập thêm nhiều cách thức soạn bài hay và độc đáo hơn nhé!