Ở bài viết này, GiaiNgo sẽ hướng dẫn soạn bài Tây Tiến. Mong rằng bạn đọc sẽ có được cái nhìn khái quát về bài thơ Tây Tiến, thêm hiểu hơn giá trị của bài thơ và nỗi lòng của tác giả.
Muốn soạn bài Tây Tiến chi tiết không thể bỏ qua phần tìm hiểu bài thơ. Cùng GiaiNgo tìm hiểu qua từng phần dưới đây.
Tác giả bài thơ Tây Tiến là Quang Dũng (1921-1988). Ông sinh ra tại Hà Nội là nhà thơ nổi bật trong thế hệ những nhà thơ miền Bắc của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến sau Cách mạng Tháng Tám.
Ngoài sáng tác thơ thì Quang Dũng còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài ba. Năm 2001, ông được truy tặng giải thưởng Nhà nước cao quý về văn học và nghệ thuật. Các bài thơ nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của Quang Dũng là Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Quán bên đường, Linh râu ria.
Tây Tiến là tác phẩm được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986). Bài thơ này đã xuất hiện trong đề thi đợt 2 môn Ngữ Văn, kì thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021.
Tây Tiến là tên gọi của một đơn vị quân đội phần đông là thanh niên Hà Nội được thành lập năm 1947. Các chiến sĩ trong đoàn quân có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào nhằm chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân Pháp.
Một nội dung nữa cần phải có để soạn bài Tây Tiến đó chính là hoàn cảnh ra đời bài thơ. Nhà thơ Quang Dũng từng là người lính trong binh đoàn Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông nhận được lệnh chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh. Trong cảm xúc nghẹn ngào, lưu luyến của giây phút chia li, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến.
Qua bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng khắc họa đầy sống động chân dung lí tưởng, tâm hồn của những người lính Tây Tiến. Đó cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện tình cảm sâu nặng của Quang Dũng với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gắn bó.
Để giúp bạn đọc soạn bài Tây Tiến chi tiết, GiaiNgo sẽ gợi ý chia bài thơ làm 4 đoạn. Mỗi đoạn tương ứng với những hình ảnh và ý tưởng chính như sau:
Tây Tiến thuộc loại thơ bảy chữ. Thể thơ này ra đời khá sớm trong lịch sử thơ ca của dân tộc. Quang Dũng cũng đã sử dụng bút pháp lãng mạn, thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường của người lính Tây Tiến. Đồng thời nó còn gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ.
Giá trị nội dung của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đoàn binh Tây Tiến, về những người lính trẻ chiến đấu. Thiên nhiên vùng Tây Bắc được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hoa vừa dũng cảm.
Điều kiện sinh hoạt, chiến đấu của người lính Tây Tiến hết sức khó khăn, tử vong vì bệnh tật nhiều hơn tử trận. Người lính Tây Tiến phần lớn là các thanh niên Hà thành xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Những người lính trẻ ấy đã vượt lên khó khăn thử thách, sống lạc quan, lãng mạn với cốt cách hào hoa và chiến đấu thật anh dũng.
Bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng đã làm nên vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ. Sáng tạo độc đáo về hình ảnh ngôn từ và giọng điệu (phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu và phóng đại, đối lập để tô đậm cái phi thường, cái hùng vĩ và sự tuyệt mĩ).
Trên đây là phần trình bày sơ lược về bài thơ Tây Tiến. Hãy ghi chú ngắn gọn để soạn bài Tây Tiến đầy đủ, chi tiết nhé.
Để soạn bài Tây Tiến chi tiết nhất, mời bạn đọc cùng GiaiNgo trả lời câu hỏi soạn bài trong sách giáo khoa. Hướng dẫn soạn bài Tây Tiến dưới đây sẽ gợi ý cho các em trả lời các câu hỏi trong SGK ở phần hướng dẫn học bài và luyện tập một cách chi tiết, cụ thể hơn trước khi đến lớp.
Nêu bố cục bài thơ
Hướng dẫn trả lời
Bố cục bài thơ được chia làm 4 đoạn để soạn bài Tây Tiến khái quát nhất:
Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như thế nào?
Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thư thứ nhất:
Nhà thơ thể hiện vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của Tây Tiến bằng thủ pháp nhân hóa, cường điệu. Bức tranh thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên mọi khó khăn, mất mát đau thương của người lính Tây Tiến.
Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hùng dũng trên nền thiên nhiên:
Những người lính Tây Tiến giữa núi rừng hiểm trở làm nổi bật lên sự dũng cảm, kiên trung của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến.
Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy.
Tây Tiến trong đoạn thứ hai hiện lên duyên dáng, mĩ lệ, thanh bình dưới góc nhìn hào hoa, yêu đời:
Cảnh và người Tây Bắc trong kí ức của tác giả: đẹp, có hồn, quyến luyến, tình tứ:
Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.
Hình ảnh, bức chân dung người lính Tây Tiến hiện lên hào hùng, cao đẹp:
Từ đó cho thấy những người lính Tây Tiến dù trong khó khăn, gian khổ vẫn kiên cường, dũng cảm và hòa quyện trong đó sự lãng mạn vốn có.
Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?
Đoạn thơ thứ tư là lời ước hẹn cùng Tây Tiến, sự chia tay của Quang Dũng với đồng đội không hẹn ngày gặp lại bởi những trắc trở của chiến tranh.
Với Quang Dũng cái thời Tây Tiến là một thời đi không trở lại, những kỉ niệm đẹp, sâu sắc không bao giờ phai mờ trong kí ức, tâm hồn họ mãi mãi ở lại với Tây Tiến: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.
Bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ, xuyên suốt bài thơ là những kỉ niệm và nỗi nhớ đối với núi rừng và đoàn binh Tây Tiến.
Trên đây là những hướng dẫn soạn bài Tây Tiến mà GiaiNgo muốn gửi đến bạn đọc. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các nội dung soạn bài Sóng, soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt,… Hy vọng bài viết này giúp bạn ôn tập và củng cố kiến thức bài học một cách chu đáo hơn. Đừng quên theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.