Câu cá mùa thu là một trong những bài thơ nổi tiếng nằm trong tập thơ của tác giả Nguyễn Khuyến. Trong bài viết này, GiaiNgo sẽ cung cấp cho bạn tài liệu soạn bài Câu cá mùa thu. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức văn học ở lớp nhé!
Bạn học chương trình Ngữ văn lớp 11 và đang muốn tìm tài liệu soạn bài Câu cá mùa thu? Đích thực bài viết này của GiaiNgo là dành cho bạn.
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, là một trong những nhà thơ lớn cuối cùng của thời trung đại. Những sáng tác của ông bao gồm văn, thơ, câu đối kể cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công hơn cả là thơ.
Nguyễn Khuyến từng thi đỗ 3 kỳ thi: Hương, Hội, Đình. Được mệnh danh là nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Khuyến là người có cốt cách thanh cao, yêu nước thương dân. Điều này thể hiện rõ trong những tác phẩm văn học của ông.
Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, phản ánh cuộc sống của những con người nghèo khó. Đồng thời, ông còn đả kích, châm biếm thực dân xâm lược và tầng lớp thống trị.
Tác phẩm “Câu cá mùa thu” được Nguyễn Khuyến sáng tác khi mùa thu trải rộng trên bầu trời vùng quê thanh bình, yên tĩnh. Nhà thơ về quê ở ẩn vui những thú vui tuổi già, ngắm trời thu và đi câu cá.
Cuộc sống yên bình, lặng lẽ nhưng luôn khiến tác giả cảm thấy buồn và bế tắc cho số phận nghèo khó của người nông dân. Và đó cũng là lúc Nguyễn Khuyến cho ra đời tác phẩm Thu điếu.
Bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) thuộc thể loại thơ trữ tình phong cảnh, điển hình là vẻ đẹp mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tác phẩm được viết dưới dạng thể thơ thất ngôn Bát cú Đường luật.
Hiểu được hoàn cảnh sáng tác và thể loại của bài thơ, mời bạn đọc tìm hiểu bố cục của tác phẩm Câu cá mùa thu.
Câu cá mùa thu có bố cục gồm 3 phần:
Giá trị nội dung bài thơ Câu cá mùa thu là gì? Đó là phần tiếp theo mà GiaiNgo giới thiệu cho các bạn độc giả trong tài liệu soạn bài Câu cá mùa thu.
Bài thơ phác họa vẻ đẹp bình dị và quen thuộc cảnh sắc mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những hình ảnh nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống làng quê trong thơ của Nguyễn Khuyến trở nên thật sống động.
Đồng thời, bài thơ cũng cho thấy tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến. Ông chọn rời bỏ mưu cầu danh lợi, trở về quê hòa mình với thiên nhiên.
Dưới đây là một số giá trị nghệ thuật của bài thơ Câu cá mùa thu mà bạn có thể tham khảo:
Sau phần tìm hiểu tác giả và tác phẩm, mời bạn đọc đến với phần trả lời câu hỏi soạn bài Câu cá mùa thu.
Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
Trả lời:
Điểm nhìn từ trên thuyền câu, nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ vắng và trở về ao thu. Từ điểm nhìn ấy, ta có thể thấy cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần.
Rõ ràng, từ một khung ao hẹp, không gian và cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động.
Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
Nét riêng của cảnh sắc mùa thu được thể hiện rõ ràng qua những từ ngữ, hình ảnh dưới đây:
Cảnh thu trong bài mang nét riêng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mọi hình ảnh, sự vật khắc họa dường như đang tô điểm cho cuộc sống dân dã miền quê nhưng vẫn đầy sức sống.
Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian trong câu cá mùa thu góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn:
Tâm trạng của nhà thơ:
Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?
Vần “eo” là vần khó luyến láy, khó vận, ấy thế mà chúng được Nguyễn Khuyến vần vào thơ rất tài tình, độc đáo. Nó diễn tả cảm giác về một không gian thu hẹp dần và khép kín lại, tạo nên sự hài hòa với tâm trạng đầy đầy uẩn khúc và nỗi lòng trăn trở của nhân vật trữ tình.
Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên,đất nước?
Trong suốt từ đầu đến cuối bài thơ, có thể thấy nhân vật trữ tình không trực tiếp bộc lộ cảm xúc. Cái người đọc mường tượng được chỉ là tư thế của người đi câu.
Có thật sự là Nguyễn Khuyến đang hưởng thụ thú vui câu cá không? Câu trả lời là không, ở Nguyễn Khuyến, người đọc nhìn thấy một bậc thi nhân với nỗi lo âu triền miên. Đó là cái tình, tình yêu quê hương đất nước thầm kín mà sâu sắc của tác giả.
Xem thêm: Soạn bài phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11 ngắn nhất Soạn bài Xin lập khoa luật Ngữ văn 11 chi tiết Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn 11 chi tiết
Xem thêm:
Trên đây là nội dung soạn bài Câu cá mùa thu của tác giả Nguyễn Khuyến. Hi vọng bài viết này sẽ giúp có thêm kiến thức về tác phẩm này. Bình luận chủ đề hoặc những thắc mắc mà các bạn GiaiNgo chia sẻ trong bài viết sắp tới nhé!