Trong chương trình Sinh học lớp 8, bài tập so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện luôn khiến bạn đau đầu. Đừng lo GiaiNgo sẽ giúp bạn một tay.
Trước tiên, để có thể so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện thì hãy tìm hiểu khái niệm để có cái nhìn tổng quan nhé!
Phản xạ là một phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Không những thế phản xạ còn đáp ứng các kích thích của môi trường bên trong.
Ví dụ như khi ta chạm tay vào đồ nóng, thì theo phản xạ tự nhiên chúng ta sẽ nhanh chóng rụt tay lại. Hay khi thời tiết thay đổi thì cơ thể cũng cố sự thay đổi. Cụ thể là khi trời nóng cơ thể sẽ tiết mồ hôi, trời lạnh thì da thường tái hơn bình thường.
Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được tích lũy trong đời sống. Phản xạ có điều kiện được hình thành trong những điều kiện nhất định và qua quá trình tích lũy, rèn luyện mà có.
Tuy nhiên, phản xạ có điều kiện sẽ mất đi nếu như nếu như không được tập luyện, củng cố thường xuyên.
Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện
Phản xạ không có điều kiện là những phản xạ tự nhiên, bẩm sinh. Loại phản xạ này có từ khi sinh ra và mang tính di truyền. Phản xạ không có điều kiện không cần phải học tập và không dễ mất đi.
Một số ví dụ về phản xạ không có điều kiện
Có rất nhiều người sẽ dễ nhầm lẫn giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. GiaiNgo sẽ giúp bạn so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện để giúp bạn phân biệt chúng.
Mặc dù tên gọi của hai loại phản xạ có phần khác nhau nhưng chúng lại có một số điểm chung. Cùng GiaiNgo khám phá những điểm giống nhau của phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện nhé!
Ngoài những điểm giống nhau ở trên thì phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện còn có những điểm khác biệt. Những điểm khác biệt này giúp ta dễ dàng phân loại các phản xạ.
Dưới đây là những điểm khác nhau của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phản xạ không có điều kiện là cơ sở để hình thành phản xạ có điều kiện.
Phản xạ có điều kiện của cơ thể là sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. Trong đó kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn.
Bài viết liên quan:
Để có thể hiểu rõ hơn về quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện chúng ta hãy cùng theo dõi ví dụ dưới đây nhé!
Ví dụ về phản xạ tiết nước bọt đối với ánh sáng đèn hoặc kích thích bất kì. Đây là một thí nghiệm của của nhà lý học người Nga I.P. Paplop. Ông đã làm thí nghiệm dựa trên phản ứng của một chú chó.
Đầu tiên, ông I.P. Paplop bật đèn nhưng không cho chó ăn. Lúc này, chú chó không tiết nước bọt.
Tiếp theo, ông không bật đèn mà cho chó ăn thì tuyến nước bọt của chó sẽ tiết ra khi nhìn thấy thức ăn.
Sau đó, ông vừa bật đèn, vừa cho chó ăn và lặp đi lặp lại thao tác này nhiều lần. Lâu dần, ánh sáng đèn như một tín hiệu của ăn uống.
Cuối cùng, ông chỉ bật đèn nhưng không cho chó ăn. Qua quan sát, ông nhận thấy tuyến nước bọt của chó sẽ tiết ra khi đèn bật. Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn đã được thành lập.
Qua thí nghiệm trên, có thể thấy những điều kiện để sự hình thành phản xạ có điều kiện là:
Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống động vật và con người. Nhờ có sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện mà con người đã hình thành các thói quen tốt, tập tính tốt. Các tập quán trong sinh hoạt cộng đồng cũng từ đó hình thành.
Còn đối với động vật, sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện giúp chúng dễ dàng thích nghi với môi trường. Khi điều kiện sống thay đổi thì đời sống của động vật vẫn được đảm bảo.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Giờ thì kiến thức này đối với bạn rất đơn giản phải không nào. Hãy theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!