Sự phong phú và đa dạng về ngữ nghĩa và phát âm của tiếng Việt là điều không phải bàn cãi. Trong đó, hai cặp từ sát nhập hay sáp nhập rất hay gây nhầm lẫn. Hãy cùng GiaiNgo phân tích và tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Sát nhập là một từ hoàn toàn vô nghĩa. Bạn sẽ không tìm thấy trong bộ từ điển tiếng Việt về từ này.
Cụ thể, từ ‘sát’ ở đây là một từ Hán Việt, có nghĩa là giết chóc. Từ ‘nhập’ có nghĩa là gộp lại, đưa về chung lại với nhau thành một thể. Có thể hiểu đơn giản, ‘nhập’ ở đây là từ 2, 3, 4 hoặc nhiều hơn về làm một.
Nhập thì cũng là nhập lại như phần giải thích bên trên là gom lại, gộp lại.
Sáp nhập là nhập lại, đưa nhiều thứ quy về thành một. Từ ‘sáp’ có nghĩa là ráp lại hay lắp ráp, ghép vào nhau hay xen vào nhau, lẫn vào nhau.
Từ ‘nhập’ như đã giải thích ở phần bên trên. Nó có nghĩa là gom lại, gộp lại.
Ví dụ: Ngày 7/3/2008, Hà Nội mở rộng, sáp nhập toàn bộ Hà Tây.
Sáp nhập là từ đúng, còn từ sát nhập là từ sai và nó hoàn toàn không có nghĩa. Dựa vào phần phân tích bên trên thì cũng có lẽ bạn cũng đã hiểu rồi đúng không nào.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn sát nhập hay sáp nhập. Ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Chúng thường có cách phát âm gần giống nhau.
Trong đó 2 từ sát và sáp phát âm lên lại na ná giống nhau. Chính vì vậy mà khi viết chúng ta thường hay nhầm lẫn. Hơn nữa, cách gọi sát nhập nghe có vẻ xuôi tai hơn so với sáp nhập.
Từ đó, dẫn đến việc 90% dùng sai khi sử dụng 2 cặp từ này. Hiện nay trên thực tế vẫn đang tồn tại song song 2 cách viết này.
Sau đây là một số cách khắc phục nhầm lẫn sát nhập hay sáp nhập mà GiaiNgo tổng hợp được. Mời các bạn tham khảo.
Đọc nhiều sách là cách tốt nhất để khắc phục lỗi dùng sai chính tả đối với từ sát nhập hay sáp nhập nói riêng và trong tiếng Việt nói chung.
Thói quen đọc nhiều sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao kiến thức mà còn giúp trau dồi vốn từ. Vốn từ của bạn càng phong phú bao nhiêu thì bạn càng hạn chế được những lỗi sai chính tả bấy nhiêu.
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, đọc và viết có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần lớn chúng ta đều mắc một lỗi đó là viết sai khi đọc sai.
Chính vì vậy việc luyện viết và phát âm cực kỳ hữu ích trong việc khắc phục nhầm lẫn.
Đối với sát nhập và sáp nhập, bạn hãy viết từ đúng chính tả ra giấy note và dán ở những nơi dễ quan sát như bàn học, tủ, đầu giường,…
Bằng cách này, bạn có thể nhìn thấy nó ở bất kỳ đâu. Từ đó bạn có thể ghi nhớ từ này sâu sắc hơn và dùng đến khi gặp tình huống cụ thể.
Một trong những cách khắc phục nhầm lẫn nữa là hiểu nghĩa của từ. Việc hiểu đúng ý nghĩa của nó giúp bạn sử dụng đúng trong từng hoàn cảnh.
Chia sẻ hay chia xẻ?
Ý nghĩa của từ ‘chia sẻ’ là cùng nhau chia sẻ những thành quả để cùng hưởng, hoặc là cùng chia sẻ khó khăn. Ví dụ như chia cơm sẻ áo. Còn đối với từ ‘chia xẻ’, nó chỉ là sự chia tách đơn thuần.
Cặp từ này có nghĩa gần giống nhau nhưng sử dụng trong mỗi trường hợp khác nhau. Tùy trường hợp mà bạn nên suy nghĩ lựa chọn những từ thích hợp.
Giả thuyết hay giả thiết?
Từ ‘giả thuyết’ được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học. Nó dùng để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.
Còn ‘giả thiết’ lại được dùng trong toán học hay một định lý nào đó sau đó suy ra kết luận của định lý hay lời giải bài toán đó. Cả hai từ này đều đúng và đều có thể sử dụng trong hoàn cảnh hợp lý.
Độc giả hay đọc giả?
Độc giả là một từ Hán Việt có nghĩa là người đọc. Từ này được sử dụng để chỉ những người đọc sách báo.
Trong khi đó, nhiều người thường sử dụng cụm từ “đọc giả” với ý nghĩa là người đọc. Tuy nhiên, trong từ điển tiếng Việt thì từ này lại hoàn toàn không có nghĩa.
Chín mùi hay chín muồi?
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng ‘chín muồi’ là tính từ chỉ trạng thái trái cây chín, đạt đến độ ngon nhất của mùa vụ. Từ này dùng để chỉ giai đoạn hoàn hảo.
Bên cạnh đó, trong từ điển tiếng Việt thì không tồn tại từ ‘chín mùi’. Điều này có nghĩa là chúng ta đang bị nhầm lẫn. Nó chỉ là cách phát âm sai của một số vùng miền và từ đó đọc mà thành quen.
Tựu chung hay tựu trung?
Đối với hai từ này, từ ‘tựu trung’ mới là đúng nhất. ‘Tựu trung’ có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến.
Còn từ ‘tựu chung’ không có trong từ điển tiếng Việt của chúng ta. Như vậy bạn đã biết nên dùng từ nào để tránh sai sót rồi đúng không nào.
Vô hình chung hay vô hình trung?
Từ ‘vô hình trung’ được hiểu nôm na là không cố tình, không có mục đích hay chủ đích gì nhưng lại thành ra như vậy.
Trong từ điển tiếng Việt hiện nay không có bất kì định nghĩa nào về từ ‘vô hình chung’ cả. Chính vì vậy mà ‘vô hình trung’ mới là cách dùng đúng trong chính tả.
Nhậm chức hay nhận chức/
Từ ‘nhậm chức’ có nghĩa là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho. Ta cũng có thể hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.
Trong khi đó, từ ‘nhận chức” trong nghĩa Hán Nôm thì “nhận” là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên “nhận chức” là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó.
Chẩn đoán hay chuẩn đoán?
“Chẩn đoán” được định nghĩa là sự xác định tính chất và nguyên nhân của sự vật, hiện tượng. Nó được dùng trong việc xác định bệnh dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm.
Trong khi đó, từ ‘chuẩn đoán’ không hề có trong kho từ điển Tiếng Việt.
Xem thêm:
Vừa rồi GiaiNgo đã chia sẻ cho bạn những kiến thức cơ bản để phân biệt sát nhập hay sáp nhập. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách sử dụng sát nhập hay sáp nhập sao cho đúng. Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.