Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua về rừng Amazon rồi phải không? Vậy rừng Amazon ở đâu? Tại sao nơi này lại được nhiều người biết đến vậy? Còn chần chờ gì nữa, lướt ngay xuống bài viết dưới đây để cùng GiaiNgo khám phá thêm nhiều điều thú vị về rừng Amazon nhé!!
Rừng Amazon là một rừng nhiệt đới rộng lớn trải dài qua 8 quốc gia ở Nam Mỹ bao gồm: Brazil, Bolivia, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana, Suriname và Guyana thuộc Pháp. Nơi đây được mệnh danh là ”lá phổi xanh lớn nhất” của trái đất.
Với sự phát triển đa dạng về chủng loại và hệ động thực vật phong phú, rừng Amazon là một trong những khu vực luôn tiềm ẩn những điều kỳ bí khiến mọi người tò mò muốn tìm hiểu; đặc biệt thu hút các nhà thám hiểm đến khám phá.
Rừng Amazon có đa dạng rất nhiều loại động vật khác nhau, con số lên tới hơn 2000 loài. Cụ thể hơn nữa, đây là nơi sinh sống của 427 loài động vật có vú, 1.300 loài chim, 378 loài bò sát và hơn 400 loài lưỡng cư.
Một số loài động vật tiêu biểu sống ở rừng nhiệt đới Amazon là: báo đốm, con lười, cá heo sông, vẹt đuôi dài, trăn Nam Mỹ, ếch thủy tinh và ếch phi tiêu độc. Bên cạnh đó, một số loài được tìm thấy trên cây như sư tử vàng Tamarin, một số khác được tìm thấy ở dưới sông Amazon như cá heo sông.
Đặc biệt, rừng Amazon còn sở hữu những loài động vật vô cùng nguy hiểm luôn ẩn náu mọi nơi. Dưới đây là một số con vật ”gây chết người” đang sống tại rừng mưa Amazon:
Rừng Amazon có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhân loại:
Chúng ta cần phải đặt vấn đề về việc bảo vệ rừng Amazon một cách cần thiết và cấp bách bởi nơi đây đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Đây có thể coi là khu dự trữ khí quyển cho loài người và là nơi bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm. Không những vậy, rừng mưa Amazon còn chứa một lượng tài nguyên vô cùng lớn.
Hiện nay, rừng rậm Amazon đang có nguy cơ ngày càng bị hủy hoại bởi bàn tay của con người. Do vậy việc đặt vấn đề về bảo vệ rừng Amazon là vô cùng quan trọng và cấp bách.
Hoạt động của con người làm phá huỷ hơn một phần mười các loài thực vật của rừng nhiệt đới Amazon kể từ những năm 1960. Việc này đã ngày càng làm tăng lượng các-bon điôxit trong khí quyển, và đặc biệt làm tăng tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu.
Nhờ tầng thảm mục phong phú và tác dụng của hệ rễ, hệ sinh thái rừng hỗn loài ở Amazon có khả năng cải tạo đất. Điều này cũng giúp cho tính ổn định của quần thể cao và có khả năng chống đỡ với các nhân tố bất lợi. Đây cũng chính là lý do tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon.
Số vụ cháy tại rừng nhiệt đới Amazon ngày càng tăng mạnh và không có dấu hiệu dừng lại. Amazon mất 2,3 triệu hecta rừng nguyên sinh trong năm 2020 do hậu quả của cháy rừng.
Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil cho biết số vụ cháy rừng ở Amazon tăng 2,7% so với tháng 6 năm 2020. Cụ thể, viện nghiên cứu này đã ghi nhận 2.308 điểm nóng tại Amazon chỉ trong tháng 6 vừa qua. Đây chính là thời điểm cháy rừng đạt đỉnh điểm trong vòng 13 năm.
Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo về tình trạng thời tiết khô hạn tại Amazon và vùng đầm lầy Pantanal. Điều này có khả năng dẫn đến những vụ cháy tồi tệ và dữ dội hơn.
Bên cạnh đó, các tổ chức môi trường tại Brazil còn cảnh báo về số vụ hỏa hoạn tại Amazon có thể tăng cao hơn nữa. Đặc biệt là vào tháng 8 và tháng 9, đỉnh điểm của mùa khô tại quốc gia Nam Mỹ này.
Nguyên nhân cháy rừng tại Amazon chủ yếu là do con người và những đám cháy bất ngờ rất hiếm khi xảy ra. Thời tiết hanh khô cũng làm số vụ cháy rừng nhiệt đới Amazon tăng kỷ lục và vượt tầm kiểm soát.
Một số biện pháp để bảo vệ môi trường rừng Amazon:
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn của biết được rừng Amazon ở đâu rồi phải không nào? Hiện nay tình trạng cháy rừng Amazon xảy ra ngày một tăng mạnh, chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ ”lá phổi xanh” của thế giới nhé! Giờ thì hãy theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!!