R là gì trong Vật lý? Các kí hiệu thường gặp trong Vật lý

Chắc hẳn nếu ai đã từng học qua môn Vật lý thì cũng đã biết R là gì trong Vật lý rồi phải không nào? Nhưng để giúp các bạn hiểu sâu và kĩ hơn nữa thì hãy cùng GiaiNgo khám phá ngay nhé!

R là gì trong Vật lý?

Trước tiên, hãy cùng nhau giải đáp câu hỏi R là gì trong Vật lý nhé!

R là gì trong Vật lý?

Trong Vật lý, R là kí hiệu điện trở và có đơn vị là Ôm (kí hiệu là Ω). Cụ thể hơn, điện trở là đại lượng Vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của vật mang điện.

r-la-gi-trong-vat-ly

Tùy theo tiêu chuẩn của mỗi quốc gia mà trong sơ đồ mạch điện thì điện trở được ký hiệu khác nhau.

Điện trở có 2 loại ký hiệu phổ biến:

  • Ký hiệu điện trở kiểu Mỹ.
  • Ký hiệu Điện trở theo kiểu (IEC).

Các loại điện trở

Sau đây là một số loại điện trở thường gặp mà các bạn nên tham khảo để hiểu rõ hơn R là gì trong Vật lý nhé!

Điện trở cacbon

Điện trở cacbon còn được gọi là điện trở than. Loại điện trở được làm ra bằng cách ép hỗn hợp bột than và chất kết dính thành dạng trụ hoặc thanh.

Bên ngoài thì có vỏ bọc bằng gốm hoặc sơn. Đặc biệt, đây cũng được coi là loại điện trở phổ biến nhất hiện nay.

dien tro cacbon

Điện trở dây quấn

Điện trở dây quấn là loại điện trở cũng được khá nhiều người sử dụng trong thực tế.

Chúng được chế tạo bằng cách quấn dây kim loại có đặc tính dẫn điện kém vào một lõi gốm cách điện dưới dạng lò xo xoắn.

Điện trở film

Điện trở film là loại điện trở có tên gọi khá thú vị.

Loại điện trở này được làm bằng cách kết tinh kim loại hay cacbon hoặc oxide kim loại trên lõi gốm.

Điện trở màng

Điện trở màng là các loại điện trở có màng kim loại, màng cacbon và màng có oxit kim loại.

Chúng được tạo bằng cách đưa kim loại nguyên chất hoặc màng oxit vào thành gốm cách điện.

dien tro mang

Điện trở băng

Điện trở băng còn gọi là dãy điện trở. Điện trở này được sản xuất nhằm phục vụ cho các ứng dụng cần dãy các điện trở cùng giá trị mắc song song với nhau.

Bên cạnh đó, điện trở băng có thể chế tạo rời, sau đó hàn chung 1 chân, được thiết kế có vỏ hoặc không có vỏ tùy loại.

Ngoài ra, nó cũng được chế tạo theo kiểu vi mạch với kiểu chân SIP hoặc DIP.

Điện trở bề mặt

Điện trở bề mặt có tên tiếng Anh là Surface mount hay còn gọi là điện trở dán.

Đây là loại điện trở được làm theo công nghệ dán bề mặt, hay nói cách khác là dán trực tiếp lên bảng mạch in.

Công dụng của điện trở

Công dụng của điện trở là cản trở dòng điện. Ngoài ra điện trở cũng dùng để điều chỉnh hay thiết lập dòng điện bằng cách sử dụng các loại vật chất dẫn điện.

Ngoài ra, công dụng của điện trở còn là phân chia điện áp trong mạch điện và tham gia vào các mạch rồi tạo dao động R C.

cong dung cua dien tro

Ngoài ra, điện trở cũng có thể được nối với nhau thành chuỗi dùng để làm ra mạng điện trở hoạt động.

Ví dụ như bộ giảm đi điện áp, bộ chia điện áp hoặc bộ giới hạn dòng điện có trong mạch điện.

Xem thêm:

Nguyên lý hoạt động của điện trở

Theo định luật Ôm, nguyên lý hoạt động của điện trở là từ điện áp (V) sau đó đi qua điện trở tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện (I) và tỉ lệ này là một hằng số điện trở (R).

Công thức để tính định luật Ôm: V = I.R.

Trong đó:

  • V: Điện áp (Đơn vị là Vôn)
  • I: Cường độ dòng điện (Đơn vị là Ampe).
  • R: Điện trở (Đơn vị là Ôm).

cong dung cua dien tro

Ví dụ: Nếu có một điện trở 400 Ôm được nối vào điện áp một chiều 14V, thì cường độ dòng điện đi qua điện trở đó là 14/200 = 0.035 (A).

Hiện nay, trên thực tế, điện trở cũng có một số điện cảm và điện dung. Đặc biệt điều này có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện trong mạch xoay chiều.

Sơ đồ mắc điện trở

Sơ đồ điện trở mắc song song

Dưới đây là sơ đồ điện trở mắc song song và cách tính điện trở khi mắc song song.

Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương (Rtđ) được tính bởi công thức: (1/Rtd) = (1/R1) + (1/R2) + (1/R3).

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp mạch chỉ có 2 điện trở song song thì ta có công thức: Rtđ = R1.R2/(R1 + R2).

Với dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị của điện trở: I1 = (U/R1), I2 = (U/R2), I3 =(U/R3).

Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau.

Cách mắc điện trở song song:

Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp

Dưới đây là sơ đồ điện trở mắc nối tiếp và cách tính điện trở khi mắc nối tiếp.

Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại: Rtđ = R1 + R2 + R3.

Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng: I = (U1/R1) = (U2/R2) = (U3/R3).

Từ công thức trên ta thấy rằng, việc sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điện trở.

Cách mắc điện trở nối tiếp:

Sơ đồ điện trở mắc hỗn hợp

Việc mắc hỗn hợp các điện trở để tạo ra điện trở tối ưu hơn. Ví dụ, nếu bạn cần một điện trở 9K thì có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp thêm điện trở 1,5K.

Cách mắc điện trở hỗn hợp:

Công thức tính điện trở

Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu công thức tính điện trở để hiểu rõ trọn vẹn về R là gì trong Vật lý nhé!

Công thức tính điện trở của dây dẫn

Điện trở của dây dẫn (R) bằng điện trở suất của vật liệu nhân với chiều dài dây dẫn chia cho diện tích của mặt cắt dây dẫn.

Công thức tính điện trở dây dẫn: R = ρ.l/A.

Trong đó:

  • R là điện trở của dây dẫn Ôm (Ω).
  • ρ là điện trở suất của vật liệu đơn vị là Ôm x mét (Ω.m).
  • l là chiều dài của dây dẫn tính bằng mét (m).
  • A là diện tích mặt cắt ngang của dây dẫn tính bằng mét vuông (m2).

Công thức tính điện trở theo định luật Ôm

Công thức điện trở theo định luật Ôm: R = V/I.

Trong đó:

  • R là điện trở (Ω).
  • V là điện áp tính bằng Vôn (V).
  • I là dòng điện tính bằng ampe (A).

Thông qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đều cũng đã biết R là gì trong Vật lý rồi. Vậy thì các bạn hãy nhanh tay theo dõi GiaiNgo ngay thôi nào!