Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra

Hít thở là quá trình đưa không khí vào và ra khỏi phổi để tạo điều kiện trao đổi khí với môi trường bên trong. Vậy hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra? GiaiNgo sẽ đưa ra lời giải thích trong bài viết dưới đây!

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra

Sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra:

  • Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2: đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch.
  • Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang.
  • Hơi nước bão hòa trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhầy phủ toàn bộ đường dẫn khí.
  • Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra

Câu hỏi liên quan

Mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2

Quá trình khuếch tán chỉ đơn giản là sự khuếch tán qua lại 1 cách ngẫu nhiên giữa các phân tử khí khi qua màng hô hấp và dịch liền kề. Tuy nhiên trong sinh lý hô hấp ta không những quan tâm tới cơ chế cơ bản của sự khuếch tán mà còn là tốc độ nó xảy ra; đòi hỏi cần sự hiểu biết rất nhiều về vật lý của sự khuếch tán trao đổi khí.

Trao đổi khí ở phổi:

  • Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.
  • Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

Trao đổi khí ở tế bào:

  • Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
  • Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra

Hít vào và thở ra bình thường và gắng sức cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra như sau:

Làm tăng thể tích lồng ngực:

  • Cơ liên sườn ngoài CO → Tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.
  • Cơ hoành CO → Lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

Làm giảm thể tích lồng ngực:

  • Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
  • Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

Dung tích phổi khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như khi gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tầm vóc
  • Giới tính
  • Tình trạng sức khỏe
  • Sự tập luyện

Tại sao máu vận chuyển chậm nhất trong tĩnh mạch? Ý nghĩa

Máu vận chuyển chậm nhất trong tĩnh mạch do ở mao mạch có các ống máu nhỏ, diện tích nhỏ, nhưng lại rất nhiều ống tạo thành mạch, nên tổng diện tích lại rất lớn. Vì vậy khi máu đi qua mao mạch phải trải ra, lắp đầy bề rộng, thực hiện cả việc trao đổi chất nên tốc độ vận chuyển thấp nhất.

Còn ở động mạch máu được vận chuyển nhanh vì khi tim đập, tim tống một lượng máu ra ngoài. Do lực tống của tim nên máu ở động mạch nên ở động mạch có tốc độ vận chuyển lớn nhất.

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra

Việc hít thở luôn là quan trọng đối với các loài động vật và cả con người, qua bài viết trên thấy được tầm quan trọng của việc hít thở là như thế nào?

Xem thêm:

Và GiaiNgo đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra. Các bạn cảm thấy bài viết này hữu ích hãy để lại dưới comment nhé!