Trong chương trình Sinh học 12, các bạn đã được tìm hiểu diễn biến của quá trình dịch mã. Vậy giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở đâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của GiaiNgo để được giải đáp nhé!
Dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit dựa trên trình tự các nucleotit trên phân tử mARN. Hay nói cách khác, dịch mã là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polypeptit của protein.
Nhờ có quá trình dịch mã mà các thông tin di truyền trong các phân tử axit nucleotit được biểu hiện thành các tính trạng biểu hiện ở bên ngoài kiểu hình.
Quá trình dịch mã là giai đoạn kế tiếp sau phiên mã.
Vậy diễn biến của quá trình dịch mã diễn ra như thế nào? Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở đâu? Theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết để tìm câu trả lời ngay nhé!
Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình dịch mã.
Ở giai đoạn này, dưới tác động của một số enzim, các axit amin tự do có trong tế bào chất được hoạt hóa nhờ gắn với hợp chất giàu năng lượng Adenozin triphotphat (ATP).
Axit amin + ATP → Axit amin hoạt hoá
Sau đó, nhờ một loại enzim đặc hiệu khác, axit amin đã được hoạt hóa lại liên kết với tARN tương ứng để tạo nên phức hợp axit amin – tARN (aa – tARN).
Axit amin hoạt hóa + tARN → Phức hợp axit amin – tARN
Bộ ba mở đầu AUG thực hiện chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin. Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu AUG mã hóa cho axit amin Methionin.
Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu AUG mã hóa cho axit amin Formyl Methionin.
Cơ chế dịch mã diễn ra như sau:
Đầu tiên, tiểu đơn vị của ribosome sẽ đính kết vào mARN và một tARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG).
Tiếp theo, tARN mang axit amin mở đầu tiến vào codon mở đầu. Tại đây, bộ ba đối mã (anticodon) tương ứng trên tARN khớp được với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
Sau đó, tiểu đơn vị lớn của ribosome kết hợp vào tạo thành ribosome hoàn chỉnh.
Sau khi hình thành ribosme hoàn chỉnh, ribosome dịch chuyển đến bộ ba thứ nhất (codon thứ 1). Tiếp theo tARN mang axit amin thứ nhất (aa1 – tARN) tiến vào, anticodon khớp được với bộ mã này theo nguyên tắc bổ sung. Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất.
Ribosome dịch chuyển sang codon thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Tiếp theo, aa2 – tARN tiến vào ribosome bộ đối mã khớp được với bộ mã này theo nguyên tắc bổ sung. Liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất được hình thành.
Sự dịch chuyển của ribosome lại tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN. Như vậy, chuỗi polypeptit liên tục được kéo dài.
Quá trình dịch mã hoàn tất khi ribosome gặp mã kết thúc (UGA, UAG hay UAA) trên mARN. Hai tiểu phần của ribosome tách nhau ra và tác khỏi mARN.
Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi polypeptit, quá trình dịch mã hoàn tất. Chuỗi polypeptit sau đó hình thành phân tử protein hoàn chỉnh.
Như vậy bạn đã biết được giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở đâu cũng như cơ chế dịch mã.
Mời bạn đọc tham khảo một số câu hỏi liên quan đến nội dung giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở đâu nhé.
Sản phẩm của giai đoạn hoạt hóa axit amin là tạo ra phức hợp axit amin – tARN. Phức hợp axit amin – tARN tham gia vào quá trình dịch mã, đóng vai trò là nhân tố tiến hành dịch mã.
Có 3 bộ ba mã trên mARN quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã đó là 5’UAA3′, 5’UAG3′, 5’UGA3′. Ribosome trượt trên phân tử mARN theo chiều duy nhất là 5′ → 3′.
Bạn có thể đọc là 5’UAA3′; 5’UAG3′ và 5’UGA3′ hoặc 3’AAU5′, 3’GAU5′, 3’AGU5′. Không nhất thiết phải đọc theo chiều từ trái sang phải, có thể đọc theo chiều ngược lại nhưng phải là chiều 5′ → 3′.
Trên đây là tất cả thông tin về giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở đâu. Hy vọng bài viết mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Đến với GiaiNgo, mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp nhanh nhất. Hãy thường xuyên truy cập GiaiNgo bạn nhé!