Giai cấp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi

Giai cấp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là gì? Các sự kiện lịch sử quan trọng có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây của GiaiNgo sẽ giúp bạn tìm câu trả lời chi tiết nhé!

Cách mạng giải phóng dân tộc là gì?

Cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc cách mạng nhằm xóa bỏ ách thống trị của ngoại bang, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập quốc gia – dân tộc.

Trước chủ nghĩa tư bản, các phong trào giải phóng dân tộc là phong trào của nhân dân chống lại sự thống trị của ngoại bang.

cach mang giai phong dan toc la gi

Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân thực hiện chính sách bành trướng, áp bức, bóc lột thuộc địa đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức dân tộc. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa thực dân và dân tộc bị trị ngày càng gay gắt.

Các phong trào dân tộc chủ nghĩa có tính chất quần chúng rộng rãi. Nhiều dân tộc bị áp bức ở châu Mỹ đã giành được độc lập vào đầu thế kỷ 19.

cach mang giai phong dan toc la gi

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đang bành trướng với quy mô chưa từng có, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cũng to lớn.

Các phong trào dân tộc chủ nghĩa và các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, phải đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), hàng trăm quốc gia từng là thuộc địa và phụ thuộc mới được giải phóng dưới áp lực và trở thành quốc gia độc lập.

Sau khi dân tộc giành được độc lập, phải tiếp tục đấu tranh gian khổ, phức tạp, kéo dài để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.

Giai cấp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là gì?

Giai cấp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là giai cấp tư sản.

Ở châu Phi lúc bấy giờ, giai cấp tư sản được xem là giai cấp tiến bộ nhất có khả năng lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập. Vì vậy, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi do giai cấp tư sản lãnh đạo.

giai cap lanh dao phong trao giai phong dan toc o chau Phi la gi

Ở châu Phi, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ nhất ở Ai Cập. Năm 1918, các nhóm xã hội chủ nghĩa nổi lên ở Cairo, Alexandria và Portland. Sau đó được hợp nhất thành Đảng Xã hội, từ năm 1921 được đặt tên là Đảng Cộng sản Ai Cập.

Từ năm 1918 đến năm 1923, Ai Cập đấu tranh giành độc lập hoàn toàn trên con đường hòa bình chính đáng do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng.

Xem thêm:

Câu hỏi khác

Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN trong những năm 70 của thế kỷ XX?

Trong giai đoạn đầu những năm 1967 đến 1975, ASEAN là một tổ chức với tuổi đời non trẻ, nhiều lỏng lẻo trong hợp tác khu vực, chưa tạo được vị thế trên trường quốc tế.

Su kien nao danh dau buoc phat trien moi cua to chuc ASEAN trong nhung nam 70 cua the ky XX

Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN trong những năm 70 của thế kỷ XX chính là Hội nghị cấp cao lần thứ nhất diễn ra tại Bali (Indonesia) vào tháng 2 – 1972. Tại Hội nghị này, các nước đã ký kết với nhau Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali). 

Sự kiện nào đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á?

Ngày 1/10/1949, sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á. Hội đồng Chính phủ do Mao Trạch Đông làm Chủ tịch, Chu Ân Lai làm Thủ tướng Quốc vụ Viện kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đã đánh dấu thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

Từ đó góp phần đưa đất nước Trung Hoa bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Su kien nao da tao dieu kien noi lien chu nghia xa hoi tu chau Au sang chau A

Theo như thông tin mà GiaiNgo vừa đề cập, chắc hẳn rằng bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi sự kiện nào đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.

Nội dung đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Sau khi tìm hiểu về giai cấp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, tiếp theo đây, hãy cùng GiaiNgo khám phá nội dung đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì nhé!

Noi dung dau tranh chu yeu cua cac nuoc Mi Latinh nhung nam sau Chien tranh the gioi thu hai la gi

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ có được những ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng nên chế độ độc tài thân Mĩ.

Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước đã đấu tranh giành được độc lập. Tuy nhiên sau đó, một số nước đã trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.

Chính nguyên nhân đấy đã làm bùng nổ và phát triển nên những cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ, tiêu biểu là cách mạng Cuba.

  • Cách mạng nhân dân Cu-ba giành thắng lợi vào năm 1959.
  • Cao trào đấu tranh diễn ra sôi nổi rộng khắp với mục tiêu thành lập các Chính phủ dân tộc dân chủ, tiến hành cải cách tiến bộ nâng cao đời sống nhân dân. Chính những cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ đã góp phần tạo nên “Lục địa bùng cháy”.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin về giai cấp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Hãy tiếp tục theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích nhé!