Nếu có dịp ghé thăm xứ Thanh, chắc chắn các bạn không nên bỏ qua địa điểm du lịch tâm linh đầy lý thú – đền Cô Chín. Đây là nơi được nhà nước cấp Di tích lịch sử cấp quốc gia và thu hút đông đảo khách tham quan du lịch tại đây. Vậy đền Cô Chín ở đâu? Các bạn hãy cùng GiaiNgo khám phá ngay sau đây nhé!
Đền Cô Chín (đền Chín Giếng) tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa (cách đền Sòng Sơn 1km về phía Đông). Nơi đây cách trung tâm Hà Nội khoảng 130km về phía cao tốc Hà Nội – Ninh Bình. Đền Cô Chín là nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ – người con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Cô Chín còn nổi tiếng là một trong Tứ Phủ Thánh Cô linh thiêng bậc nhất. Cô ban tài, phát lộc, chữa bệnh cho con hương đệ tử.
Đi đền Cô Chín cần chuẩn bị những gì? Đi lễ đền cầu gì? Nên đi đền Cô Chín vào lúc nào? Những lưu ý khi đi đền Cô Chín. Cùng GiaiNgo bỏ túi một vài kinh nghiệm hữu ích sau:
Thời điểm: Người ta thường đi lễ đền Cô Chín vào dịp đầu năm mới, ngày lễ 26/2 âm lịch (lễ rước kiệu), ngày 9/9 âm lịch hàng năm (ngày Tiệc Cô Chín). Nếu bạn ngại đi những dịp lễ đông thì có thể tránh những dịp lễ để vắng hơn.
Chuẩn bị đi lễ Cô Chín: Khi đi lễ Cô Chín bạn cần chuẩn bị các mâm lễ đầy đủ bao gồm: một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ. Bên cạnh đó có thể chuẩn bị thêm lễ mặn, vàng mã, cành vàng, cành bạc, cây tiền,… tùy vào tâm người chuẩn bị.
Thông thường, khách đi lễ đền Cô Chín thường cầu bình an, cầu sức khỏe, mọi việc tốt lành, sự nghiệp xuôi chèo gác mái. Ngoài ra, Cô Chín cũng là vị tiên cô có nhiều quyền phép, bạn cũng có thể cầu tiền bạc, cầu cho gia đình phát tài phát lộc.
Những lưu ý khi đi đền Cô Chín: Đối với trình tự dâng lễ, bạn nên khấn vái ở bàn thờ bên ngoài trước đền sau đó dâng lễ tại các cung trong đền và đọc văn khấn, chờ một tuần và hạ lễ. Trong khuôn viên đền bên phải khu vực sắp lễ cho bạn sử dụng, tuy nhiên hãy nhớ trả lại lễ sau khi đã hạ lễ xong. Bên trái là khu vực hóa sớ của đền.
Dịch vụ: Nếu bạn chưa có sự chuẩn bị đồ lễ ở nhà thì bạn có thể sắm lễ tại các sạp hàng đối diện đền. Ở đây có bán đầy đủ lễ mâm, lễ mặn và viết sớ cho bạn.
Để đến được đền Cô Chín, các bạn có thể chọn các phương tiện di chuyển: ô tô, xe khách, xe máy,… Tuy nhiên nếu đi bằng xe khách thì sẽ tiện lợi hơn cả. Bạn có thể bắt xe tại bến xe Giáp Bát (Trụ sở: Đường Giải Phóng, Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội). Tại đây có rất nhiều chuyến xe đi thị xã Bỉm Sơn và đi ngang qua cửa đền.
Khi đi lễ, dưới đây là bản khăn vấn tấu Cô Chín Sòng Sơn. Lưu ý đây là bài khăn vấn cho các con hương đi lễ, còn những thầy đồng thì khăn vấn sẽ dài và chi tiết hơn:
“Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế
Kính lạy
Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa
Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu
Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương
Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô
Con xin cung thỉnh Cô Chín Sòng Sơn, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.
Hôm nay là …
Tín chủ con là ………..
Ngụ tại:……………………………
Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.
Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.
Nam mô a di đà phật! (3 lần)”
Đền Cô Chín chắc hẳn sẽ là một địa điểm du lịch tâm linh thú vị. Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết đền Cô Chín ở đâu và bỏ túi một vài kinh nghiệm hữu ích khi du lịch ở đền Cô Chín rồi nhỉ? Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này đến bạn bè và theo dõi GiaiNgo để tham khảo thêm nhiều thông tin có ích nhé!