Chùa Hà ở đâu? Khám phá ngôi chùa cầu duyên dành cho hội FA

Người Hà Nội vẫn thường nói với nhau rằng muốn cầu công danh tài lộc thì đến lễ phủ Tây Hồ, cầu xin bình an thì đến chùa Trấn Quốc, còn cầu xin tình duyên thì tới chùa Hà. Vậy chùa Hà ở đâu? Cùng GiaiNgo cập nhập ngay tại bài viết dưới đây!

Chùa Hà ở đâu?

Chùa Hà tọa lạc tại số 86 trên con phố nhỏ cùng tên – phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Với lối kiến trúc cổ kính, chùa được chia thành các khu vực riêng biệt.

Cấu trúc chùa Hà bao gồm cổng Tam quan 2 tầng, Tiền đường, Thượng điện, Tam Bảo 5 gian rộng lớn. Vé vào tham quan chùa là miễn phí.

chùa hà ở đâu

Lịch sử chùa Hà

Theo ông cha kể lại, ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) với tên chữ là Thánh Đức Tự hay chùa Thánh chúa. Bởi đây là nơi vua cầu tự để sinh ra vị Thái tử Càn Đức. Một thời gian sau người dân gọi là chùa Vồi. Bởi toàn bộ chùa lúc đấy được xây bằng gạch vồ và lợp lá gồi đơn sơ.

Năm 1680, chùa được xây dựng lại bằng tiền công đức của hai người buôn bán ở làng Thể Bắc Giang tại kinh thành Thăng Long xưa cùng với bà con địa phương.

chùa hà ở đâu

Sau đó, chùa được đổi tên thành chùa Hà. Chùa Hà cùng với đình Bối Hà gần đó tạo thành một cụm di tích nổi bật. Trải qua nhiều năm thăng trầm cùng với thời gian, chùa Hà đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp bề thế đã hiện hữu tại mảnh đất Thăng Long này từ lâu đời.

Một số thông tin cần biết trước khi đi chùa Hà

Chùa Hà thờ ai?

Chùa Hà thờ Phật và thờ tam tòa Thánh Mẫu. Ngoài ra hiện nay, chùa Hà đang thờ rất nhiều vị thần phật như Đức Ông, Đức Thánh Hiền. Người ta tin rằng các vị thần này sẽ mang đến bình an, thuận lợi và tình duyên trọn vẹn nếu thành tâm khấn bái.

Sau khi dâng hương và tham quan xong chùa Hà, các bạn có thể bước sang Đình Bối Hà ngay bên cạnh. Trong đình có một ban thờ Thành Hoàng làng Triệu Chí Thành. Ông trước đây là một vị tướng đã có công lớn trong việc đánh đuổi giặc Lương ra khỏi nước ta dưới thời Triệu Việt Vương ( năm 550 thế kỷ VI).

Chùa Hà mở cửa mấy giờ?

Chùa Hà mở cửa từ lúc 8:00 sáng và đóng cửa vào lúc 18:00 tối. Còn ngày rằm, mồng 1 đóng muộn hơn để người dân có thể kịp đến hành lễ.

chùa hà ở đâu

Cầu duyên tại chùa Hà có thiêng không?

Cầu duyên tại chùa Hà có linh thiêng không là câu hỏi mà rất nhiều du khách, đặc biệt là những bạn trẻ quan tâm. Cũng chẳng phải tự nhiên mà chùa Hà lại được mọi người truyền tai nhau là nơi cầu duyên linh nghiệm nhất tại Hà Nội.

chùa hà ở đâu

Đã có rất nhiều câu chuyện kể lại chuyện cầu tình duyên của những đôi nam nữ tại chùa Hà đã được toại nguyện, cả hai đều bên nhau hạnh phúc tới già. Thậm chí, có những người sau khi đi lễ chùa Hà Hà Nội khoảng 1 tháng về là có người yêu.

Cũng có người kể rằng sau khi đi chùa Hà làm lễ cầu duyên thì nửa năm sau đã lấy được người như ý. Hoặc nếu chưa gặp được người như ý thì sau khi làm lễ tại chùa cũng có thể vơi bớt đi muộn phiền và nỗi khổ vì “tình”.

Kinh nghiệm đi chùa Hà

Cách sắm lễ đi chùa Hà

Khi đi lễ chùa Hà, bạn cần sửa soạn đồ lễ để chia đủ làm 3 mâm:

  • Mâm lễ tại ban Tam Bảo: 1 thẻ hương, hoa tươi, bánh kẹo, 1 vỉ nến, hoa quả tươi, sớ ban Tam Bảo. Ban Tam Bảo thờ Phật nên bạn cần phải nhớ không cúng những món mặn như thịt, rượu… và đặc biệt là không cúng tiền vàng.
  • Mâm lễ tại ban Đức Ông: Tiền vàng, rượu, chè, thuốc, đồ mặn (xôi trắng, giò, 1 cút rượu nhỏ), sớ ban Đức Ông. Ngoài ra, bạn cũng có thể soạn lễ tại ban Đức Ông như bộ lễ tại ban Tam Bảo, nhưng ban Đức Ông nên có một tập tiền vàng.
  • Mâm lễ tại ban thờ Mẫu: Hoa tươi (5 bông hồng), tiền vàng, trầu cau, bánh kẹo, tiền lẻ. Sau đó, bạn viết sớ rồi đặt vào mâm lễ này và cầu duyên tại Điện Mẫu.

chùa hà ở đâu

Sơ đồ chùa Hà

Sơ đồ chùa Hà như sau:

chùa hà ở đâu

Thứ tự thắp hương và khấn lễ ở chùa Hà

Sau khi vào chùa Hà, bạn sẽ xếp lễ ở gian nhỏ bên cạnh gian thờ chính. Bạn dâng lên 3 ban là ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ tam tòa Thánh Mẫu ở Điện Mẫu.

Sau khi đã dâng đồ lễ xong, bạn thắp 5 nén hương rồi cắm mỗi nén ở một lư hương. Bao gồm: 1 nén ở ban thờ Đức Ông, 1 nén ở ban thờ Tam Bảo, 1 nén ở ban thờ Đức Thánh Hiền, 1 nén ở ban thờ Mẫu. Mỗi ban thờ bạn vái 3 vái.

chùa hà ở đâu

Tiếp theo, bạn bắt đầu khấn lễ như sau: Đầu tiên bạn khấn tại ban Đức Ông cầu công danh tài lộc. Rồi sau đó bạn đến ban Tam Bảo khấn cầu bình an và đến ban thờ Đức Thánh Hiền. Tiếp theo, bạn vái hai Đức Hộ Pháp ở hai bên tay trái – phải và hai vị Thập Nhị Diêm Vương ở hai bên 3 vái.

chùa hà ở đâu

Sau khi lễ ở gian thờ chính, bạn sẽ lễ Mẫu cầu duyên ở ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Đầu tiên, bạn hãy bỏ giày dép, quỳ lạy trước ban thờ Mẫu. Bạn chắp tay và hướng mặt về phía ban thờ Mẫu rồi khấn theo bài khấn. Bài khấn này bạn có thể học thuộc hoặc chép ra giấy để đọc. Khi làm lễ và hóa lễ xong thì bạn hóa luôn tờ giấy ghi bài khấn.

chùa hà ở đâu

Bài khấn cầu duyên tại chùa Hà

Bài khấn cầu duyên tại chùa Hà linh thiêng mà các bạn cần lưu ý nếu không muốn hỏi tại sao đi chùa Hà rồi mà vì sao vẫn “ế chỏng ế chơ không ai đưa rước” :

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:… Sinh ngày:… (Âm lịch) Trú tại:…

Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến Thánh Đức Tự thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ).

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho (sám hối).

Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác (hứa).

Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện, cho con gặp được người có tâm có đức, có tài có chí, tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng (hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn, vui trong cuộc sống này).

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Cẩn cáo! (vái 3 vái)”

chùa hà ở đâu

Lưu ý khi đi chùa Hà

Khi đi đến chùa Hà, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Khi làm lễ, khấn xin, bạn cần thành tâm cầu xin.
  • Sắm lễ không cần quá cầu kỳ, thành tâm là được.
  • Ăn mặc nghiêm túc, áo kín cổ, quần dài khi bước chân vào làm lễ tại chốn linh thiêng.
  • Không nói những lời báng bổ hay những câu nói không tốt khác.
  • Tắt chuông điện thoại khi vào chùa, không khấn quá to và không làm ồn tại chùa.
  • Nên chọn ngày lành để đi lễ.

Trên đây là một số thông tin về chùa Hà, chùa Hà ở đâu và các kinh nghiệm cầu duyên tại chùa Hà. Hãy cùng chia sẻ bài viết này và theo dõi GiaiNgo để cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé!