Chú trọng hay trú trọng? Từ nào mới đúng chính tả?

Chú trọng và trú trọng có phát âm gần giống nhau. Vậy chú trọng hay trú trọng mới đúng chính tả? Cách khắc phục sự nhầm lẫn giữa chú trọng và trú trọng? Để có câu trả lời chính xác, mời độc giả theo dõi bài viết sau của GiaiNgo.

Chú trọng hay trú trọng là đúng chính tả?

Chú trọng là gì?

Chú trọng là một động từ trong từ điển tiếng Việt. Chú trọng có nghĩa là sự quan tâm đặc biệt đến một vấn đề nào đó. Từ này dùng để thể hiện sự chú ý đến một sự vật, sự việc hơn một sự vật, sự việc khác.

Chú là trong từ chú ý, chú tâm,…. Còn trọng có nghĩa là quan trọng, trọng tâm, trọng điểm,…

Dưới đây là một số ví dụ về từ chú trọng:

  • Chúng tôi rất chú trọng trong việc xây dựng và duy trì một thói quen lành mạnh.
  • Bảo vệ môi trường là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm và chú trọng.
  • Thầy cô giáo nên chú trọng đến công tác giảng dạy.
  • Học sinh nên chú trọng trong việc chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp.
  • Chú trọng xây dựng thành phố sạch đẹp là việc làm của người dân.

Chú trọng hay trú trọng

Trú trọng là gì?

Trú trọng là một từ không có nghĩa và không có trong từ điển tiếng Việt. Trú có nghĩa là cư trú, trú ngụ. Từ này dùng để chỉ hành động cư ngụ ở một địa điểm nào đó có thể là tạm thời hoặc lâu dài.

Khi kết hợp với từ trọng thì nó không mang một ý nghĩa gì cả. Do đó, trú trọng là một từ sai chính tả.

Chú trọng hay trú trọng mới đúng chính tả?

Chú trọng mới là từ đúng chính tả. Trong từ điển tiếng Việt không tồn tại từ trú trọng.

Do đó, bạn cần ghi nhớ từ chú trọng để sử dụng cho đúng. Bởi viết đúng chính tả là cách để tôn trọng và bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt.

Nguyên nhân gây nhầm lẫn chú trọng hay trú trọng

Một số nhầm lẫn chú trọng hay chú trọng

Dưới đây là một số ví dụ nhầm lẫn chú trọng hay trú trọng:

  • Chú trọng trong công tác đào tạo.
  • Bộ môn Toán ngày càng được chú trọng.
  • Chú trọng xây dựng và thực hiện mục tiêu.
  • Các loại thực phẩm organic ngày càng được chú trọng.
  • Chú trọng phát triển nguồn lực sẵn có trong công ty.
  • Chất lượng đầu vào đang ngày càng được chú trọng ở các trường Đại học.

Chú trọng hay trú trọng

Nguyên nhân gây nhầm lẫn chú trọng hay trú trọng

Nguyên nhân gây nhầm lẫn chú trọng hay trú trọng chủ yếu là do phát âm sai giữa tr và ch. Từ đó sẽ dẫn đến viết sai chính tả.

Trường hợp phát âm sai giữa tr và ch thường xảy ra ở các tỉnh thành phía Bắc.

Để khắc phục tình trạng này bạn nên tập phát âm cho chuẩn. Từ đó sẽ tránh được sai sót trong khi nói và viết. Cách này sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể được sự nhầm lẫn giữa chú trọng hay trú trọng.

Làm thế nào để khắc phục sự nhầm lẫn giữa chú trọng và trú trọng?

Dưới đây là một số cách khắc phục sự nhầm lẫn giữa chú trọng và trú trọng:

  • Bạn nên đọc nhiều sách, báo để trau dồi vốn từ vựng của mình. Bởi sách báo đều được biên soạn rất kỹ trước khi xuất bản nên rất hiếm xảy ra tình trạng viết sai chính tả.
  • Bạn nên ghi nhớ mặt chữ thường xuyên. Lâu dần bạn sẽ hình thành được thói quen và không còn sai chính tả nữa. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng phân biệt giữa chú trọng hay trú trọng mới đúng chính tả.

Chú trọng hay trú trọng

Cách phân biệt ch và tr trong tiếng Việt

Nội dung sau của GiaiNgo sẽ giúp bạn cách phân biệt ch và tr trong tiếng Việt. Mời bạn đọc theo dõi để biết thêm chi tiết.

Thanh điệu trong từ Hán Việt

Những từ Hán Việt mang dấu huyền và nặng sẽ thường đi với chữ tr.

Ví dụ như:

  • Dấu huyền: Phong trào, lập trường, trùng hợp, truyền thống,…
  • Dấu nặng: Trịnh trọng, giá trị, hỗ trợ, tôn trọng, vũ trụ, triệu phú,…

Láy âm

Ch thường láy âm với các phụ âm khác đứng ở vị trí trước hoặc đứng sau nó. Còn tr sẽ không láy âm đầu với các phụ âm khác, trừ bốn ngoại lệ láy với l sau: Trọc lóc, trót lọt, trẹt lét, trụi lủi,…

Ví dụ như: Chơi bời, chèo bẻo, chào mào, cheo leo, loắt choắt, lau chau, lanh chanh,…

Chú trọng hay trú trọng

Đồng nghĩa

Khi bạn phân vân không biết từ tr hay ch, mà biết nó có từ đồng nghĩa với từ viết bằng gi. Lúc đó, chắc chắn từ cần tìm được viết với tr.

Ví dụ: Tranh – giành, trai – giai, trời – giời, trả – giả, nhà tranh – nhà gianh,…

Trường từ vựng

  • Những từ chỉ quan hệ nhân thân sẽ được dùng từ ch. Ví dụ: Cha, chú, chị, chồng, cháu,…
  • Nội thất, vật dụng trong gia đình sẽ được dùng từ ch. Ví dụ: Chổi, chăn, chiếu,…
  • Ch thường đi với các âm như oa, oă, oe. Ví dụ: Chí chóe, loắt choắt, choang choảng,…

Xem thêm:

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi chú trọng hay trú trọng mới đúng chính tả. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ khắc phục được tình trạng sai chính tả của mình. Đừng quên thường xuyên truy cập GiaiNgo để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!