Chim cánh cụt là số ít những loài động vật có vẻ ngoài vô cùng đáng yêu. Có vẻ chính vì lẽ đó mà những chú chim cánh cụt dễ thương này đã được dựng thành phim. Vậy, chim cánh cụt sống ở đâu? Sự thật và những điều thú vị về loài chim này sẽ được GiaiNgo giải đáp ngay sau đây!
Chim cánh cụt sống ở Nam Bán Cầu, đông đảo nhất là tại Nam Cực. Chúng không hề sống ngoài tự nhiên ở Bắc Cực. Nam Cực được biết đến là nơi lạnh nhất trên hành tinh chúng ta với nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận là −89,2 °C.
Đặc điểm của loài chim cánh cụt:
Chim cánh cụt không sống ở Bắc Cực là bởi vì chúng sinh ra ở Nam Cực. Đây hoàn toàn là một sự chọn lựa của tự nhiên.
Hồ sơ hóa thạch cho thấy chúng được sinh ra tại Nam Cực. Ở đó chúng an toàn, đủ thức ăn ngon lành, và chúng thoải mái sống với nhiệt độ lạnh tê tái tại Nam Cực.
Có quá nhiều người (và tài liệu) nói rằng chim cánh cụt sống ở Nam Cực để tránh làm mồi nhậu cho lũ gấu trắng (gấu Bắc Cực) và cáo tuyết. Tuy nhiên, sự thật chưa hẳn là như thế.
Theo góc nhìn logic, nếu nói là chim cánh cụt sống ở Bắc Cực rồi chạy trốn đến tận Nam Cực với quãng đường dài vô tận. Chưa kể trên quãng đường di cư còn có vô vàn khó khăn và nguy hiểm rình rập.
Ngoài ra, lớp mỡ và bộ lông của chúng sẽ khiến chúng gặp khó khăn khi đi qua những vùng biển ấm. Với từng đó lý do, câu hỏi hợp lý nhất chúng ta nên đặt ra đó là: “Tại sao chim cánh cụt lại phải rời khỏi Nam Cực?”.
Chim cánh cụt không biết bay. Giới nghiên cứu đã khám phá ra lý do tại sao chim cánh cụt không thể bay. Theo họ, đó là vì loài chim này đã tiến hóa để biết bơi và lặn nhờ dùng đôi cánh tạo lực đẩy.
Mặt khác do cơ thể của chim cánh cụt chiếm tới 30% là lượng mỡ khiến chúng không thể bay được. Đây có thể được coi là sự thích nghi với môi trường xung quanh của loài chim này với sự khắc nghiệt của Nam Cực.
Chim cánh cụt đẻ trứng như bao loài chim khác. Hằng năm, vào mùa sinh sản những con chim đực sẽ tìm bạn tình để giao phối. Thông thường, chim cánh cụt có thể đẻ được khoảng 2 quả trứng/lần sinh sản.
Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ của mình thì những con chim cái sẽ sinh sản. Trứng của chim cánh cụt sẽ được nở trong vòng 45 ngày ấp. Chim bố mẹ sẽ nuôi con trong vòng 13 tháng và rời đi.
Chim cánh cụt chịu được lạnh vì nó có một lớp “áo lông” được cấu tạo đặc biệt để giữ ấm, chắn gió cũng như rũ sạch nước sau khi kiếm ăn. Nhiều người nghĩ rằng chim cánh cụt không có lông. Tuy nhiên trên thực tế thì chim cánh cụt có mật độ lông cao nhất (dày đặc nhất) hơn bất kỳ loài chim nào khác.
Một thứ cũng cực kỳ quan trọng giúp chúng có thể thoải mái lặn ở làn nước lạnh buốt là lớp mỡ dày do mẹ thiên nhiên ban tặng. Các bạn có thể không biết, trung bình một con chim cánh cụt có đến 30% trọng lượng cơ thể là mỡ đấy.
Một lý do nữa là chim cánh cụt là loài chim sống theo bầy đàn. Việc tập trung lại gần với nhau giúp chúng giảm thiểu bề mặt cơ thể tiếp xúc với gió và không khí lạnh.
Chim cánh cụt thích ăn các loài nhuyễn thể, cá và mực. Khẩu phần ăn của chim cánh cụt toàn là hải sản.
Bạn có thể nghĩ rằng thân hình đầy mỡ và khả năng di chuyển chậm chạp làm sao chúng có thể bắt mồi? Tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn ngược lại so với những gì bạn nghĩ đấy!
Khả năng bơi lội của chim cánh cụt chẳng khác gì những tay lặn nước chuyên nghiệp. Chúng có thể bơi với vận tốc 15 dặm một giờ. Thêm đó kết hợp với đôi mắt nhạy bén, bộ hàm chắc khỏe và chiếc lưỡi lởm chởm gai tạo thành một sát thủ đích thực ở dưới nước. Hơn nữa chúng đôi khi còn biết săn mồi theo nhóm, giúp cho việc kiếm ăn dễ dàng hơn.
Những điều thú vị về chim cánh cụt mà có lẽ bạn chưa biết:
Trên đây là những thông tin bổ ích về loài chim cánh cụt mà có thể bạn chưa biết. Tuy không đầy đủ nhưng phần nào đã giúp bạn biết được nhiều thông tin như chim cánh cụt sống ở đâu, một số đặc điểm và điều thú vị thấy ở chim cánh cụt. Đừng quên chia sẻ bài viết này và theo dõi GiaiNgo để cập nhập thêm nhiều thông tin hơn nữa nhé!