Có lẽ nhiều bạn cũng đã biết châu Đại Dương nằm giữa hai đại dương nào rồi phải không nhỉ? Nhưng để tìm hiểu sâu hơn nữa thì hãy theo chân GiaiNgo đọc bài viết dưới đây nhé!
Châu Đại Dương nằm giữa hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Được biết, châu Đại Dương còn có tên gọi khác là châu Úc.
Đây là một khu vực địa lý bao gồm Melanesia, Micronesia, Polynesia và Australasia. Bên cạnh đó, châu lục này trải trên Đông Bán cầu và Tây Bán cầu.
Ngoài ra, châu Đại Dương có diện tích 8.725.989 km² và dân số khoảng 40 triệu người. Đặc biệt, đây còn là lục địa nhỏ nhất về diện tích đất liền và nhỏ thứ nhì về dân số, chỉ sau châu Nam Cực.
Có thể các bạn đã biết thì các đảo nằm tại các điểm cực địa lý của châu Đại Dương bao gồm quần đảo Ogasawara, Hawaii, đảo Clipperton, quần đảo Juan Fernández, quần đảo Campbell, quần đảo Cocos (Keeling).
Châu Đại Dương gồm tất cả 14 nước khác nhau bao gồm:
Đây là 14 quốc gia độc lập và có các nền kinh tế phát triển khác nhau. Nếu có điều kiện các bạn hãy đi khám phá thử nhé!
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Bởi mặc dù mưa nhiều nhưng lượng mưa có sự thay đổi theo hướng gió và hướng núi.
Ngoài ra còn có một ngoại lệ là đảo New Zealand có khí hậu ôn đới. Do New Zealand nằm ở phía Tây Nam của Thái Bình Dương; song quốc gia này lại được tạo nên từ đảo Bắc và một dải đảo ở phía Nam.
Chính vì vậy, khí hậu từng vùng ở New Zealand co sự khác nhau rõ rệt. Phía Bắc sẽ có khí hậu ôn hòa ấm áp còn phía Nam thì thời tiết sẽ lạnh hơn.
Nguyên nhân khiến các đapr và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương vì phần lớn các đảo và quần đảo của của châu lục này có khí hậu nóng ẩm và điều hoà; cùng với đó là lượng mưa nhiều.
Chính vì được mệnh danh là “thiên đàng xanh” mà các rừng xích đạo nơi đây đều xanh quanh năm. Bên cạnh đó, các rừng mưa nhiệt đới cũng đều phát triển rất tốt ở các khu vực này.
Đặc biệt, các rừng dừa ven biển cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các đảo và quần đảo tại châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương.
Xem thêm: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn? Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
Xem thêm:
Ngay sau đây, chúng mình sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức tham khảo về châu Đại Dương.
Tổng quan về châu Đại Dương gồm 5 thành phần là lục địa Australia, Melanesia, Micronesia, Polynesia và New Zealand. Trước hết, lục địa Australia có đất đai rộng lớn nhất ở châu Đại Dương.
Lục địa này có diện tích rộng khoảng 7,7 triệu km2. Ngoài ra còn có đường bờ biển ít bị chia cắt nên lục địa có dạng khối rõ rệt.
Kế tiếp là Melanesia, một nhóm đảo ở phía Bắc và Đông Bắc lục địa Australia. Nơi đây có những đảo chính như New Guinea, Bismarck, Salomon, Vanuatu, Fiji,…
Ngoài ra còn có Micronesia là nhóm đảo ở phía Tây Thái Bình Dương và Polynesia nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, là khu vực có nhiều đảo nhất.
Vị trí địa lí và địa hình châu Đại Dương có một số đặc điểm khá thú vị. Về vị trí địa lí, châu Đại Dương nằm giữa Thái Bình Dương với tổng diện tích là 8,5 triệu km2.
Nơi đây bao gồm lục địa Australia, quần đảo New Zealand, ba chuỗi đảo san hô và đảo núi lửa Melanesi, Micronesia, Polynesia và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình Dương.
Không chỉ vậy, lục địa Australia, quần đảo New Zealand và Papua New Guinea có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
Bên cạnh đó còn có các đảo nhỏ, cùng với đó chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
Khí hậu châu Đại Dương ở các đảo phần lớn là khí hiệu nhiệt đới nóng ẩm điều hòa, mưa nhiều. Còn về lục địa Australia có khí hậu khô hạn và có hoang mạc chiếm diện tích lớn.
Ngoài ra thì quần đảo New Zealand và phía nam Australia có khí hậu ôn đới.
Thực vật và động vật châu Đại Dương trên các đảo phát triển rất mạnh mẽ về cả hệ sinh vật nhiệt đới trên cạn và dưới biển.
Đặc biệt, trên lục địa Australia có rất nhiều loài động, thực vật độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt hay các loài bạch đàn…
Nguồn gốc hình thành của các đảo châu Đại Dương có 2 loại là đảo lục địa và đảo đại dương.
Trong đó, đảo lục địa được hinh thành từ một bộ phận của lục địa do quá trình đứt gãy và sụt lún.
Còn đảo đại dương được hình thành từ 2 nguồn gốc đó là:
Dân số châu Đại Dương rất ít và tỉ lệ đô thị rất cao. Mật độ dân số tại châu Đại Dương thấp nhất thế giới. Trong đó chủ yếu dân cư là người nhập cư.
Ngoài ra, phân bố dân cư tại châu Đại Dương không đều. Phần lớn dân cư tập trung đông đúc tại các dải đất hẹp phía Đông, Đông Nam Australia, Bắc New Zealand, Papua New Guinea và thưa thớt dần tại các đảo.
Kinh tế châu Đại Dương có rất nhiều điều kiện để phát triển. Trước hết là nhờ trữ lượng lớn về khoáng sản như niken, dầu mỏ, khí đốt, vàng, uranium,… tập trung trên các đảo thuộc Thái Bình Dương.
Không chỉ vậy, các đảo san hô có rất nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao quanh nên nhiều hải sản.
Hơn thế nữa, châu Đại Dương còn có đất núi lửa trên các đảo vô cùng màu mỡ.
Tuy nhiên nền kinh tế phát triển giữa các nước không đồng đều. Australia và New Zealand là hai nước có nền kinh tế phát triển. Còn các nước còn lại là những nước đang phát triển.
Ngành kinh tế chủ yếu của châu Đại Dương là khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Bên cạnh đó du lịch cũng là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.
Châu Đại Dương nằm trong hai vành đai nóng và vành đai lạnh.
Châu Đại Dương hay còn gọi là châu Úc được trải dài trên Đông Bán cầu và Tây Bán cầu.
Qua bài viết trên, có lẽ các bạn đã biết châu Đại Dương nằm giữa hai đại dương nào rồi phải không? Vậy thì các bạn hãy theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều tin tức nhé!