Đisaccarit là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Hóa học 12. Nếu bạn vẫn chưa biết chất nào thuộc loại Đisaccarit thì cần phải xem ngay bài viết của GiaiNgo. Những thông tin dưới đây sẽ cực kỳ hữu ích với bạn.
A. Saccarozơ.
B. Glucozơ.
C. Fructozơ.
D. Tinh bột.
Đáp án: A. Saccarozơ.
Trả lời: Saccarozơ thuộc loại Đisaccarit. Bên cạnh đó, Đisaccarit còn gồm Mantozo. Còn Monosaccarit gồm glucozơ và fructozơ; Polisaccarit gồm tinh bột và xenlulozơ.
Thông tin thêm:
Saccarozơ là một loại đường phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Saccarozơ có công thức Hóa học là C12H22011.
Đường Saccarozơ có thể bắt gặp trong nhiều loại thực vật. Chúng có nhiều nhất trong cây mía, cây củ cải và hoa thốt nốt.
Tên gọi của đường Saccarozơ cũng tùy theo nguồn gốc thực vật mà chúng hình thành. Ví dụ như đường mía, đường củ cải,…
Saccarozơ là một chất rắn dạng kết tinh không có màu, không mùi và có vị ngọt. Chúng nóng chảy ở nhiệt độ 185 độ C.
Saccarozơ cũng có tính tan trong nước và nó sẽ tan nhanh theo nhiệt độ khoảng 20 độ C.
Hiện nay, Saccarozơ là một trong những thực phẩm quan trọng của con người. Nó được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm để tạo ra kẹo, nước giải khát hay đồ hộp. Trong công nghệ dược phẩm thì Saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Bên cạnh đó, Saccarozơ còn là nguồn nguyên liệu để dùng trong kỹ thuật tráng gương làm nên ruột phích.
Đisaccarit là một loại đường có trong thực phẩm. Nó được cấu tạo từ hai monosaccharide. Đisaccarit cũng là một trong bốn nhóm cacbohydrate bao gồm monosaccharide, Đisaccarit, oligosaccharide và polysaccharide.
Đisaccarit được hình thành khi có hai đường liên kết với nhau và phân tử nước được tách ra. Khi hai đơn vị monosaccharide được liên kết với nhau nhờ phản ứng tách nước, nó dẫn đến việc mất một phân tử nước và tự đó tạo thành liên kết glicozit.
Ví dụ điển hình về Đisaccarit chính là sukroza. Đây là đường trắng chúng ta thường dùng. Nó được cấu tạo thành từ glucozo và fructose.
Đisaccarit có tan trong nước. Chúng ở dạng trong suốt, có vị ngọt hoặc dính. Đisaccarit là chất kết tinh và nóng chảy ở nhiệt độ 185 độ C.
Đisaccarit còn được gọi là đường kính.
Câu 1: Đường saccarozơ (đường mía) thuộc loại saccarit nào ?
A. Monosaccarit.
B. Đisaccarit.
C. Polisaccarit.
D. Oligosaccarit.
Đáp án đúng: B. Đisaccarit.
Câu 2: Nhận xét nào dưới đây là sai ?
A. Saccaroza là một Đisaccarit.
B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.
C. Khi thuỷ phân saccarozơ, thu được glucozơ và fructozơ .
D. Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ.
Đáp án đúng: B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Glucozơ là đồng phân của fructozơ.
B. Hợp chất saccarozơ thuộc loại Đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.
C. Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm hyđroxyl nhưng không có nhóm chức anđehit.
D. Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử thiên nhiên, mạch không phân nhánh và do các mắt xích glucozơ tạo nên.
Đáp án đúng: B. Hợp chất saccarozơ thuộc loại Đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)n.
B. Cacbohiđrat được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit.
C. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được.
D. Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.
Đáp án đúng: A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)n.
Câu 5: Glucozơ và saccarozơ có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Phản ứng thủy phân
B. Đều là monosaccarit.
C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Đáp án đúng: C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
GiaiNgo hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc chất nào thuộc Đisaccarit. Hy vọng rằng bạn cũng củng cố kiến thức về Đisaccarit tốt hơn thông qua những nội dung bên lề.