Cách làm thơ lục bát lớp 6 – Tổng hợp 24 mẫu về mẹ, gia đình, thầy cô,…

Thơ lục bát là một thể thơ truyền thống của Việt Nam. Vì vậy, trong chương trình Ngữ văn 6, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận được cách làm thơ lục bát lớp 6 thông qua bài học “Tập làm thơ lục bát”. Để giúp các bạn học sinh và phụ huynh có thêm gợi ý hay, hiểu bài hơn thì cùng tham khảo nội dung bên dưới của GiaiNgo.

Thơ lục bát là gì?

Thơ lục bát là một thể thơ của Việt Nam. Ngay trong tên gọi đã thể hiện thể thơ này sẽ bao gồm một câu 6 âm tiết và một câu có 8 âm tiết. Các cặp câu 6 – 8 sẽ phối vần với nhau.

Một bài thơ lục bát bao gồm nhiều câu tạo thành và trong thể thơ lục bát không giới hạn về số lượng câu.

Những bài thơ lục bát hay nhất Việt Nam bạn có thể tìm đọc như Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, Tương tư của Nguyễn Bính, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy, Truyện Kiều của Nguyễn Du,…

Thơ lục bát là gì

Cách làm thơ lục bát lớp 6

Cách làm thơ lục bát lớp 6 là một nội dung được nhiều người tìm kiếm khi soạn bài Tập làm một bài thơ lục bát trong SGK Ngữ văn lớp 6.

Hướng dẫn cách làm một bài thơ lục bát lớp 6

Để làm được một bài thơ lục bát thì việc đầu tiên bạn cần phải biết cách làm. Vậy cách làm một bài thơ lục bát lớp 6 như thế nào?

Chuẩn bị viết

Trong bước này bạn sẽ học cách tập gieo vần và xác định được đề tài mình cần viết.

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát (dòng có 6 tiếng) với tiếng thứ 6 của dòng lục (dòng thơ 8 tiếng).

Vần bằng là các vần có thanh huyền và thanh ngang. Ví dụ: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

Vần trắc là các vần có dấu sắc, dấu hỏi, dấu nặng, dấu ngã. Ví dụ: Tò vò mà nuôi con nhện/Ngày sau có lớn nó quện nhau đi.

Vần chân hiệp vần ở tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 8 của câu bát. Ví dụ: Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ hội đan thanh.

Sau khi đã gieo vần được, bạn cần xác định được đề tài bài thơ lục bát của mình. Một số đề tài phổ biến trong thơ lục bát lớp 6 bạn có thể tham khảo như:

  • Thơ lục bát về quê hương
  • Thơ lục bát về mẹ
  • Thơ lục bát về gia đình
  • Thơ lục bát về thầy cô
  • Thơ lục bát về trường học
  • Thơ lục bát về thiên nhiên

Thực hành viết

Các bước thực hành viết một bài thơ lục bát trong chương trình lớp 6:

  • Chọn được đề tài xác định viết.
  • Viết cặp lục bát đầu tiên để lấy cảm xúc, tạo dòng chảy cho bài thơ. Đặc biệt chú ý cách gieo vần đã hướng dẫn ở trên.
    • Viết câu lục trước theo luật  B – T – B ở các tiếng thứ 2, thứ 4 và thứ 6. Các tiếng còn lại tự do.
    • Viết câu bát: Chú ý đối xứng theo luật B – T – B – B ở các tiếng 2, 4 và 6. Các tiếng còn lại tự do.
  • Tiếp tục viết các cặp thơ lục bát tiếp theo để xây dựng được hình ảnh thơ, thấy rõ được các vần, các nhịp và từ ngữ trong thơ.

Lưu ý: Các bạn học sinh có thể linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp tu từ để làm bài thơ sinh động hơn. Ví dụ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, dùng từ láy,…

Chỉnh sửa nội dung

Sau khi đã hoàn thành xong nội dung bài thơ lục bát thì cần phải đọc lại bài thơ của mình. Bạn có thể kiểm tra các yếu tố sau:

  • Đúng số tiếng trong mỗi dòng thơ 6, 8 chưa.
  • Cách gieo vần.
  • Cách phối hợp thanh điệu trong bài thơ.
  • Xem lại phần ngữ nghĩa của bài thơ, tránh gò ép để hiệp vần khiến câu thơ không trôi chảy.
  • Kiểm tra kỹ lỗi chính tả trong bài.

Cách làm thơ lục bát lớp 6

Những mẫu thơ lục bát tự làm lớp 6 hay nhất

Dưới đây là những bài thơ lục bát lớp 6 về mẹ, gia đình, quê hương,… được GiaiNgo tổng hợp gửi đến bạn tham khảo:

Tập làm thơ lục bát về mẹ, gia đình

Mẫu 1:

Mẹ hiền đẹp tựa vì sao
Ru con khôn lớn biết bao tháng ngày
Mai này con lớn khôn thay
Vẫn luôn nhớ những đắng cay ngọt bùi.

Mẫu 2:

Vườn kia cây quý đủ loài
Cam, chanh, bưởi, quýt, mận, xoài, ổi, na.
Hương thơm bay khắp gần xa
Quả thơm mát ngọt phần bà của em.

Mẫu 3:

Đôi tay mẹ dịu dàng sao
Ru con khôn lớn biết bao tháng ngày,
Con nâng niu đôi bàn tay
Yêu thương mẹ lắm ơn này không quên.

Mẫu 4:

Mẹ như tia nắng của con
Cuộc đời vất vả héo mòn tuổi xuân
Gánh nặng mẹ đã thấm nhuần
Chỉ mong gia đình quây quần sớm hôm.

Mẫu 5:

Tình mẹ bao la rộng lớn
Nuôi con chẳng quản nhọc tháng ngày hơn
Con hãy sống sao cho trọn vẹn
Xứng công mẹ chăm lo cả một đời.

Mẫu 6:

Căn nhà vắng mẹ đã lâu
Con về gặp lại ít lâu thêm buồn
Trời làm mưa tưởng lệ tuôn
Nhớ mẹ con lại ngóng trông từng ngày.

Mẫu 7:

Bà em nay đã tuổi tám mươi
Nhưng vẫn khỏe mạnh vui tươi mỗi ngày
Dành tặng lời đẹp ý ha
Biết ơn bà đã chăm nom từng ngày.

Mẫu 8:

Cả đời lo lắng cho con
Tuổi già sức yếu lưng khòm chân đau
Ngày xưa mưa nắng dãi dầu
Gian nan cơ cực cha đâu nản lòng.

Tập làm thơ lục bát về mẹ, gia đình

Tập làm thơ lục bát về bạn bè, thầy cô, trường học

Mẫu 1:

Trường học như thể mái nhà
Chia tay hè đến sao mà nhớ thương,
Phượng đang thắp lửa sân trường
Gợi nhiều kỉ niệm vấn vương học trò.

Mẫu 2:

Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày.
Chăm chỉ rèn luyện hăng say
Cùng nhau tiến bước mai này bay cao.

Mẫu 3:

Những dòng lưu bút trao tay
Ghi dấu kỉ niệm biết bao tháng ngày
Bạn bè, thầy cô, mái trường
Nơi nào cũng gắn bó và yêu thương.

Mẫu 4:

Trường xưa lớp học còn đây
Bảng đen phấn trắng bên thầy thân yêu
Vòng tay bè bạn sớm chiều
Con đò tri thức cùng điều gửi trao

Mẫu 5:

Tim tôi ghi khắc tháng ngày
Bao lời thầy giảng hôm nay nên người
Bông hoa đỏ thắm điểm mười
Nhớ ơn thầy đã một đời gian lao

Mẫu 6:

Tình bạn kỳ diệu biết bao
Chia sẻ cùng nhau đếm sao tháng ngày,
Bạn bè tình cảm nồng say
Mãi không thay đổi nắm tay lâu dài.

Mẫu 7:

Bạn bè là nghĩa tương tri
Có duyên gặp mặt mấy khi trong đời
Trên môi hé nở nụ cười
Sống vui, mạnh khỏe làm người nghĩa nhân.

Mẫu 8:

Ơn cô nghĩa thắm đậm tình
Tỏa vầng giáo hạnh cho mình ước mơ
Nhân ngày nhà giáo làm thơ
Chúc cho hết thảy thầy cô yêu nghề!

Tập làm thơ lục bát về bạn bè, thầy cô, trường học

Tập làm thơ lục bát về quê hương

Mẫu 1:

Con đường rợp bóng cây xanh
Âm thanh ríu rít trên cành cây cao,
Gió đưa cành lá lao xao
Vui tươi ngày mới biết bao tiếng cười.

Mẫu 2:

Cây tre xanh tự thuở nào
Dẫu thân gầy guộc mà sao kiên cường
Bão bùng mà vẫn can trường
Muôn đời xanh tốt đến nhường nào đây.

Mẫu 3:

Ruộng đồng lúa rộng mênh mông
Cánh cò bay lượn tầng không một màu
Vườn nhà trắng xóa hoa cau
Tiếng gà trưa gọi nắng mau trở về.

Mẫu 4:

Thu về bầu trời trong xanh
Đám mây lười biếng chầm chậm trôi đi
Nắng bớt gay gắt mọi khi
Hương thơm hoa sữa nồng nàn khắp nơi.

Mẫu 5:

Tôi là bông hoa trong vườn
Rực rỡ khoe sắc, ngào ngạt mùi hương
Cơn gió đi qua còn vương
Dịu dàng mùa xuân thật tuyệt vời.

Mẫu 6:

Quê nghèo nuôi lớn khôn tôi
Chang chang nắng đỏ ngày ngồi lưng trâu
Vui cùng ruộng lúa đồng sâu
Bạn bè trang lứa xanh đầu thuở xưa…

Mẫu 7:

Ai mà chẳng nhớ về quê
Tuổi thơ mãi mãi vỗ về đời ta
Quê hương tình nghĩa bao la
Tình quê mộc mạc đậm đà ấm êm!

Mẫu 8:

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ.

Tập làm thơ lục bát về quê hương

Những mẫu tập làm thơ lục bát lớp 6 trên sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều ý tưởng cũng như gợi ý cho bài thơ của riêng mình.

Đôi nét đặc điểm của thơ lục bát lớp 6

Đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua số câu, số tiếng; cách gieo vần; nhịp và đối và cuối cùng là thanh điệu.

  • Số câu, số tiếng
    • Một câu gồm có 2 dòng (1 dòng 6 tiếng và 1 dòng 8 tiếng).
    • Không giới hạn số câu.
  • Gieo vần
    • Âm tiết cuối của dòng 6 hiệp vần với âm thứ 6 của dòng 8 tiếp theo. Âm tiết cuối của dòng 8 lại hiệp vần với âm tiết 6 của dòng 6 tiếp theo.
    • Vần ở cuối dòng được gọi là vần chân, vần lưng là vần ở giữa dòng.
  • Nhịp và đối
    • Cách ngắt nhịp phổ biến trong câu lục là 2/4, 3/3, 2/2/2; trong câu bát là 4/4/.
    • Không bắt buộc sử dụng phép đối trong thơ lục bát.
  • Thanh điệu: Có sự đối xứng luân phiên giữa B – T – B ở các tiếng thứ 2, 4 và 6 trong dòng thơ.

đặc điểm của thơ lục bát

Hiện nay, thể thơ lục bát khá là phổ biến. Và chúng cũng có nhiều biến thể rất đa dạng.

Cách làm thơ lục bát lớp 6 không quá khó phải không nào? GiaiNgo hy vọng rằng với những nội dung được chia sẻ ở trên thì bạn có thể dễ dàng soạn bài tập làm thơ lục bát Ngữ văn lớp 6 một cách đơn giản. Chúc bạn sẽ đạt được điểm cao với “thành quả” của mình nhé!