Trong Hóa học, mỗi nguyên tố đều có ký hiệu riêng. Vậy C là gì trong Hóa học? Bài viết dưới đây của GiaiNgo sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm, các công thức hóa học liên quan để làm bài tập một cách tốt nhất nhé!
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, C là ký hiệu của nguyên tố Carbon. C có số nguyên tử bằng 6 và nguyên tử khối bằng 12.
C là một nguyên tố phi kim có hóa trị 4 phổ biến. C tồn tại ở nhiều hình dạng đặc thù nhưng phổ biến nhất là ở dạng cacbon vô định hình, graphit, kim cương và Q – carbon.
Trong Hóa học, C% là ký hiệu của nồng độ phần trăm trong dung dịch. Nó cho ta biết số gam chất tan trong 100 gam dung dịch là bao nhiêu.
Với những kiến thức nêu trên, hẳn các bạn đã biết C là gì trong Hóa học. Vậy chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu công thức tính nồng độ phần trăm C ở phần tiếp theo của bài viết nhé!
Xem thêm: Z là gì trong Toán học? Tìm hiểu các tập hợp số cơ bản khác N là gì trong tiếng Anh? N là viết tắt từ gì trong tiếng Anh
Xem thêm:
Công thức tính nồng độ phần trăm của một chất được chia làm 2 loại đó là nồng độ phần trăm theo khối lượng và theo thể tích. Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay sau đây:
Nồng độ phần trăm theo khối lượng được định nghĩa là khối lượng của nguyên tố (hay chất tan) chia cho tổng khối lượng của hợp chất (hay dung dịch) và nhân với 100%.
Công thức tính nồng độ phần trăm:
Trong đó,
Công thức tính khối lượng dung dịch:
mdd = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan
Công thức tính nồng độ phần trăm theo thể tích được tính theo công thức sau:
Nồng độ phần trăm theo thể tích = thể tích chất tan chia cho tổng thể tích dung dịch, nhân với 100%.
Từ công thức tính nồng độ phần trăm, ta có thể suy ra một số công thức tính khác như sau:
Ví dụ: Hòa tan 15 gam NaCl vào 45 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Ta có:
Chất tan ở đây là NaCl và dung môi là nước
⇒ mdd = 15 + 45 = 60 gam
C% NaCl = mct / mdd x 100% = 15 / 60 x 100 = 25%
Những lưu ý khi tính nồng độ phần trăm của dung dịch
Sau đây GiaiNgo sẽ hướng dẫn giải một số bài tập vận dụng tính nồng độ phần trăm (C%) để bạn nắm rõ bài hơn nhé!
Bài 1: Hòa tan hết 20 gam HCl vào trong 40 gam nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch này.
Hướng dẫn giải:
Ta có: HCl là chất tan, dung môi là nước.
Nên khối lượng dung dịch = mct + mdm = 20 + 40 = 60.
Áp dụng công thức: C% = mct / mdd x 100% = 20/60 x 100% = 33,3%.
Vậy nồng độ dung dịch của NaCl là 33,3%.
Bài 2: Tính khối lượng của NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%.
Áp dụng công thức C% = mct / mdd x 100%, ta có:
C% = mNaOH / 200 x 100 = 15%.
⇒ mNaOH = C% x 200 / 100 = 30 (g).
Bài 3: Tính khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch axit H2SO4 14%.
Ta có: C% = mct / mdd x 100%.
⇒ mct = C% x mdd /100%.
⇔ m(H2SO4) = 14 x 150/100 = 21 (g).
Bài 4: Hòa tan CaCO3 vào 200 gam dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ).
a. Viết phương trình hóa học.
b. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
a. Phương trình hóa học: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑.
b. Ta có: mHCl = (C% x mdd)/100% = 200 x 7,3/100 = 14,6 (gam).
⇒ nHCl = m/M = 14,6/36,5 = 0,4 mol.
⇒ nCaCO3 = nCaCl2 = nCO2 = ½nHCl = 0,2 mol.
⇒ mCaCO3 = n x M = 0,2 x 100 = 20 gam.
⇒ mCaCl2 = 0,2 x 111 = 22,2 gam, mCO2= 0,2 x 44 = 8,8 gam.
Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
mdd sau phản ứng = mCaCO3 + mdd HCl – mCO2 = 20 + 200 – 8,8 = 211,2 gam.
Vậy nồng độ của CaCl2 là: C% = (22,3 x 100%)/(211 x 2) = 10,51%.
Hy vọng với bài viết trên bạn đọc của GiaiNgo đã biết được C là gì trong Hóa học. Trong quá trình học tập nếu có gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại câu hỏi ở phần bình luận, GiaiNgo luôn sẵn sàng giải đáp giúp bạn. Chúc các bạn học tốt!