Thuật ngữ BSC khá phổ biến trong việc quản lý doanh nghiệp hiện nay. Vậy BSC là gì? Các doanh nghiệp sử dụng BSC như thế nào? Bài viết hôm nay của GiaiNgo sẽ giúp các bạn tìm hiểu tất cả các thông tin về BSC nhé!
Để biết BSC là gì và nắm rõ những thông tin về mô hình này, hãy cùng GiaiNgo khám phá ngay sau đây.
BSC là viết tắt của cụm từ Balanced Score Card, hiểu theo tiếng Việt có nghĩa là thẻ điểm cân bằng. BSC được chính thức giới thiệu vào năm 1992 bởi hai giáo sư đến từ đại học Harvard đó là Robet S.Kaplan & David P.Norton. Mục đích là để đo lường và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
BSC là hệ thống hoạch định và quản lý chiến lược, đo lường hiệu quả hoạt động. BSC giúp tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, doanh nghiệp phát triển cân bằng, bền vững do tập trung quản trị vào bốn trọng tâm. Đó là Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Năng lực tổ chức.
Ý nghĩa “balanced” (cân bằng) của mô hình thể hiện ở chỗ cân đối giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; tài chính và các yếu tố phi tài chính; các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của kết quả; các hoạt động hướng ra xã hội và các hoạt động được thực hiện vì nội bộ.
BSC có ích đối với các doanh nghiệp. Dựa vào mô hình BSC, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá được các bộ phận trong doanh nghiệp có thể tạo ra các giá trị cho khách hàng hiện tại và tương lai; những yêu cầu về nâng cao khả năng nội bộ; sự đầu tư về con người, hệ thống và quá trình để cải tiến được hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
Áp dụng BSC vào quản lý doanh nghiệp sẽ giúp đem lại những lợi ích như:
Vai trò chính của thẻ cân bằng BSC là thực hiện chiến lược. Thẻ điểm cân bằng mang đến cho các nhà quản lý một cái nhìn cân bằng hơn về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Nếu xây dựng BSC và sử dụng hợp lý, mô hình này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Sau đây là những điều doanh nghiệp cần làm.
Kiểm soát dữ liệu trong BSC
Nếu số liệu đưa vào BSC quá tải, hãy đặt giữ liệu vào ngữ cảnh theo quy trình:
Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu
Đánh dấu các yếu tố mục tiêu bằng hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc, sau đó xem báo cáo và tiến hành phân loại. Ví dụ:
Việc đánh giá này cần thực hiện khách quan và tận dụng tối đa các con số được đo lường. Nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể thành lập hội đồng đánh giá.
Kết nối các yếu tố mục tiêu với nhau
Dùng mũi tên 1 chiều để thể hiện mối quan hệ hoặc kết nối 2 mục tiêu trong cùng thước đo với nhau. Mục đích cuối cùng của việc này là không có mục tiêu nào phải đứng riêng lẻ.
Đối tượng sẽ sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC là các chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận trên toàn thế giới. Hơn 50% các công ty lớn của Mỹ, châu Âu, châu Á đang áp dụng thẻ điểm cân bằng. Xu hướng này vẫn đang tăng nhanh và mở rộng ra các khu vực Trung Đông và Châu Phi.
Một nghiên cứu toàn cầu của Bain & Co cho biết, thẻ điểm cân bằng BSC đang đứng thứ năm trong nhóm mười công cụ quản lý được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thẻ điểm cân bằng cũng đã được các biên tập viên của Harvard Business Review bình chọn là một trong những ý tưởng kinh doanh có ảnh hưởng nhất trong 75 năm qua.
Việc áp dụng BSC diễn ra ở các công ty có tính đổi mới. Họ sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC như một hệ thống quản lý mang tính chiến lược để quản lý chiến lược về dài hạn.
Công ty sẽ tập trung vào các quá trình:
Trong kinh tế, BSC là từ viết tắt của khái niệm thẻ điểm cân bằng. Vậy trong các lĩnh vực khác thì BSC là gì? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay sau đây.
Trong coin, BSC là viết tắt của cụm từ Binance Smart Chain. Nó là một blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh song song với Binance Chain; nhằm cung cấp một nền tảng không cần cấp phép hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (DApps).
Binance Smart Chain (BSC) ra mắt thị trường vào tháng 9 năm 2020. Nó là một giải pháp thay thế có tốc độ cao với chi phí giao dịch thấp phục vụ cho thị trường tài chính phi tập trung (DeFi) đang phát triển, thứ vốn đã và đang phải chịu phí giao dịch cao của Ethereum.
Trong viễn thông, BSC là viết tắt của cụm từ Base Station Controller. Đây là một thuật ngữ thuộc nhóm Technology Terms – Công nghệ thông tin.
Thuật ngữ này trong tiếng Việt dùng để chỉ bộ điều khiển trạm gốc – một thành phần mạng di động quan trọng. Nó kiểm soát một hoặc nhiều trạm thu phát, còn được gọi là các trạm gốc hoặc những trang di động.
Chức năng chính của BSC bao gồm quản lý phát thanh mạng (chẳng hạn như kiểm soát tần số vô tuyến), quản lý bàn giao trạm thu phát và thiết lập cuộc gọi.
Ở phần trên, chúng ta đã biết được BSC là gì. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ giữa BSC và KPI.
KPI chính viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator – chỉ số đo lường hiệu suất chính. KPI là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu suất, hiệu quả thực hiện công việc, hoạt động của tổ chức, bộ phận, cá nhân.
Khái niệm KPI sẽ giúp chúng ta hiểu rõ một công ty, một đơn vị hay một cá nhân đang thực hiện công việc tốt đến đâu so với các mục tiêu, chiến lược đã đề ra. Có hai loại chỉ số KPI là KPI leading – chỉ số đo tiến trình và KPI lagging – chỉ số đo kết quả.
KPI và BSC có mối quan hệ chặt chẽ, liên kết với nhau trong doanh nghiệp:
BSC là công cụ giúp các nhà quản lý đưa ra những chiến lược cụ thể tới từng nhân viên. KPI sẽ giúp đo lường hiệu quả công việc của từng người, từng bộ phận. Từ đó, các nhà quản lý sẽ đưa ra những đánh giá và điều chỉnh công việc tiếp theo.
BCS và KPI là sự kết hợp giữa chiến lược kinh doanh và lãnh đạo. Nhà quản trị sẽ áp dụng đồng thời hai công cụ này bằng cách đặt KPI tương ứng với các yếu tố mục tiêu. KPI càng sát với tình hình thực tế đã đo lường và đánh giá thì càng có hiệu quả rõ rệt.
Thông qua đánh giá KPI định kỳ, có thể xác định khoảng cách giữa mục tiêu đề ra với hiệu suất làm việc thực tế. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch điều chỉnh, cải thiện các chính sách, chiến lược để phát triển hợp lí.
Như vậy, chúng ta đã biết được BSC là gì cũng như vai trò và ý nghĩa của BSC. Đừng quên chia sẻ bài viết của GiaiNgo và để lại bình luận cho chúng tôi nhé!