Công nghệ gen là cụm từ khá quen thuộc bởi nó được ứng dụng khá nhiều vào các lĩnh vực y tế trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên để hiểu rõ công nghệ gen là gì, đặc điểm và các ứng dụng của công nghệ gen thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của GiaiNgo nhé.
Công nghệ gen là quá trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. Quá trình này liên quan đến việc con người sử dụng các kỹ thuật trong sinh học tác động và tạo ra các biến đổi trên vật liệu di truyền nhằm đáp ứng mục đích nào đó. Một sinh vật được tạo ra bởi kết quả của quá trình trên được gọi là một sinh vật biến đổi gen
Tóm lại công nghệ gen là quá trình sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp rDNA để thay đổi cấu trúc di truyền của một sinh vật
Công nghệ gen không phải là công nghệ sinh học mà là nhánh của công nghệ sinh học hiện đại. Nhờ vào công nghệ gen, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để tăng hoặc giảm một số đặc điểm đặc biệt của một số sinh vật cho những mục đích cụ thể.
Công nghệ gen được thực hiện thông qua một số kỹ thuật để kiểm soát hoặc chỉnh sửa gen. Đặc biệt là chuyển đổi gen giữa các sinh vật với nhau. Những sinh vật được tạo ra theo cách này được gọi là sinh vật biến đổi gen.
Hiện nay công nghệ sinh học được áp dụng khá nhiều trong các lĩnh vực. Cụ thể như y tế, trồng trọt, chăn nuôi,…
Việc ứng dụng công nghệ gen như hiện nay là để hạn chế các loại bệnh hoặc tăng năng suất cho cây trồng.
Công nghệ gen đã giúp thành công trong việc tạo ra các chủng vi sinh vật biến đổi gen:
Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người. Gen tổng hợp insulin được tách từ cơ thể người và chuyển vào vi khuẩn E.coli bằng plasmid.
Sau đó nuôi cấy vi khuẩn để sản xuất insulin trên quy mô công nghiệp phục vụ lĩnh vực y tế trong điều trị bệnh cho con người
Hiện nay bằng công nghệ gen này đã tạo được E.coli sản xuất somatostatin.
Công nghệ gen được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực trồng trọt. Họ có thể lai tạo ra những giống cây trồng mong muốn, đem lại hiệu quả cao thông qua việc cắt ghép các đoạn gen hoặc chuyển từ gen của loài thực vật khác.
Tại Việt Nam, một số ứng dụng phổ biến có thể đề cập đến như ngô, cà chua, bí đỏ, dưa hấu,…để tăng năng suất, tuổi thọ, ít sâu bệnh, phòng ngừa chín sớm, kháng bệnh tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cụ thể:
Việc tạo động vật biến đổi gen hiện nay chưa phổ biến do một số rủi ro có thể xảy ra đối với động vật nhận gen.
Chuyển thành công gen sinh trưởng lợn, giúp cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, ít mỡ hơn so với lợn khác, tuy nhiên trên cơ thể lại xuất hiện viêm da, lở loét, tim nở to)
Đã chuyển được gen tổng hợp hooc môn sinh trưởng và gen chịu lạnh từ cá Bắc Cực từ cá hồi và cá chép
Ở Việt Nam đã thành công trong việc chuyển hoocmon tăng trưởng từ người vào cá trạch.
Xem thêm: Công nghệ tế bào là gì? Trả lời câu hỏi SGK sinh học lớp 9 Tại sao công nghệ sinh học đang được ưu tiên phát triển?
Xem thêm:
Kỹ thuật gen là quá trình biến đổi gen bằng công nghệ sinh học. Kỹ thuật gen bao gồm các phương pháp kỹ thuật để thay đổi nhân tố di truyền của tế bào bao gồm sự dịch chuyển gen cùng loài và khác loài với mục đích tạo ra các sinh vật mới với những ưu điểm vượt trội hơn.
Kỹ thuật gen gồm 3 khâu:
Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra các sinh vật chuyển gen.
Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới làm tạo ra những đặc điểm mới ở sinh vật. Phổ biến hiện nay là kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp để chuyển gen vào sinh vật.1 thg 6, 2020
Bài viết GiaiNgo đã giúp bạn làm rõ công nghệ gen là gì, các đặc điểm và các ứng dụng thực tiễn vào đời sống. Đây là công kỹ thuật quan trọng và ngày được các chuyên gia áp dụng để tạo ra những loại biến chủng mới trong các lĩnh vực y tế, trồng trọt, chăn nuối và các lĩnh vực khác.