Khi khảo sát về câu hỏi “Mặt Trời mọc hướng nào?”, hầu hết mọi người đều có chung câu trả lời là Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây. Thế nhưng đây có chắc là đáp án chính xác không?
Mời bạn cùng theo dõi bài viết của GiaiNgo để xác định nhé!
Có 4 hướng chính để định vị bao gồm: hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam và hướng Bắc. Tên tiếng Anh của chúng lần lượt là East (E) – West (W) – South (S) – North (N).
Bên cạnh 4 hướng chính, trên la bàn còn phân ra 4 hướng trung gian để định vị rõ ràng hơn tọa độ của vật thể, bao gồm: Đông Bắc (NE), Đông Nam (SE), Tây Bắc (NW) và Tây Nam (SW).
Trong một số trường hợp, các hướng này tiếp tục được phân ra thành 8 hướng trung gian thứ cấp như sau:
Mặt Trời mọc ở hướng Đông là câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Mặt Trời mọc hướng nào?”. Tuy nhiên, việc này chỉ xảy ra 2 lần trong năm là vào ngày Xuân Phân (21 – 22/03) và Thu Phân (23 – 24/09).
Trong các ngày còn lại của năm, hướng di chuyển của Mặt Trời có sự thay đổi một chút. Cụ thể như sau:
Mặt Trời lặn ở hướng Tây được xem là câu trả lời mặc định của bất cứ ai khi được hỏi đến. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi nó xảy ra trong 2 ngày Xuân Phân (21 – 22/03) và Thu Phân (23 – 24/09).
Với những ngày còn lại, Mặt Trời di chuyển theo quỹ đạo khác nên có sự chênh lệch đáng kể:
Xem thêm: 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Ví dụ về năm ánh sáng Bão mặt trời là gì? Khi nào xảy ra? Tại sao bầu trời màu xanh mà không phải là màu tím?
Xem thêm:
Để xác định chuyển động của Mặt Trời là rất khó, chúng ta không thể biết được chuyển động chính xác của Mặt Trời như thế nào.
Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp để con người xác định được phương hướng của Mặt Trời một cách tương đối như sau:
Cách xác định trực tiếp chính là dựa vào lý thuyết cơ bản “Mặt Trời mọc ở hướng Đông và di chuyển dần đến khi lặn về phía Tây”. Thế nhưng, chúng ta nên biết rằng đây chỉ là phương pháp tương đối.
Về phương hướng thật sự của Mặt Trời chắc chắn sẽ có những sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, đặt bạn vào tình huống đang đi lạc giữa một nơi hoang vắng thì bạn nên áp dụng cách này để tìm ra phương hướng nhanh nhất.
Phương pháp Owen Doff là xác định hướng thông qua hướng đổ bóng của một chiếc gậy. Đây là cách định vị phương hướng khi không có la bàn được nhiều người sử dụng phổ biến.
Phát hiện thông minh này do một phi công người Anh tên Owen Doff. Cách làm này đã được thử nghiệm hơn 1000 lần và đều cho kết quả chính xác 100%.
Bạn sử dụng 1 cây gậy cắm vuông góc với mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy gọi là T. Đợi sau 15 phút, bóng gậy sẽ khác đi, đỉnh bóng gậy lúc này sẽ là Đ.
Nối hai điểm T và Đ lại với nhau ta sẽ có đường thẳng chỉ hướng Đông Tây. T tương ứng với hướng Tây và Đ tương ứng với hướng Đông.
Từ đó ta dễ dàng xác định hai hướng Nam và Bắc.
Đây là phương pháp dựa vào quy luật hướng gió để xác định hướng Mặt Trời mọc. Muốn biết gió thổi theo hướng nào chúng ta có thể quan sát các ngọn cây, ngọn cỏ, gợn sóng trên mặt hồ hoặc bằng 1 mảnh giấy nhỏ.
Tuy nhiên, phương pháp này không thực sự nhanh và chính xác. Vì có những thời điểm gió lặng, ta không thể xác định rõ ràng phương hướng.
Bên cạnh những phương pháp vật lý, những kinh nghiệm dân gian quý báu được đúc kết lại qua nhiều năm có thể được vận dụng vào xác định phương hướng rất tốt. Dưới đây là một số cách xác định hướng theo kinh nghiệm:
Mặt Trời tiếng Anh là sun. Ví dụ: The sun is rising. (Mặt Trời đang lên)
Mặt Trời cách Trái Đất khoảng 149.597.870.700 mét (149,6 triệu km) = 1 Đơn vị thiên văn AU. Vì vậy, ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 20 giây mới đến được Trái Đất.
Như vậy, bài viết trên của GiaiNgo đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Mặt Trời mọc hướng nào” và các cách xác định phương hướng đặc biệt khi không có la bàn trên tay. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Hẹn gặp bạn ở bài viết sau!