Để có thể học giỏi môn văn, bạn không chỉ cần phải học thuộc lòng các đoạn văn. Mà bạn còn phải có một kế hoạch học tập thật hiệu quả. Bài viết dưới đây GiaiNgo sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ sơ đồ tư duy môn văn đơn giản nhưng lại rất dễ hiểu, dễ nhớ trong lúc học.
Sơ đồ tư duy (Mind map) là cách hình hóa các thông tin dưới dạng văn bản thành sơ đồ vừa trực quan, vừa sinh động và dễ hiểu.
Nó có sự kết hợp của từ khóa (thông tin chính) cùng với màu sắc nhằm kích thích thị giác của não bộ, đồng thời làm não chúng ta dễ dàng ghi nhớ các thông tin một cách có hệ thống.
Cách vẽ sơ đồ tư duy môn văn:
Bước đầu tiên trong cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp: Khi bạn tạo bất kỳ một bản sơ đồ tư duy nào thì cũng cần ý tưởng trung tâm. Từ đó bạn có thể triển khai thành các nội dung phụ, ý nhỏ khác trong bài.
Đây có thể là chủ đề bạn đang tìm hiểu hay đề bài được giao, cũng có thể là ý tưởng mà cá nhân muốn phát triển. Để thực hiện bước này, bạn hãy sử dụng phương pháp Brainstorm trước khi bắt đầu đặt bút vẽ.
Ý tưởng chính hoặc chủ đề cốt lõi của bạn sẽ đặt ở vị trí chính giữa của sơ đồ. Ở vị trí này, người xem có thể nhận định được ngay chủ đề chính của toàn bộ sơ đồ, thu hút sự chú ý và làm rõ vấn đề mà bạn muốn mô tả.
Tuy nhiên bạn cũng có thể sáng tạo khác đi bằng cách không đặt ý chính ở giữa, mà có thể đặt nó nằm bên trái, bên phải của sơ đồ và mở rộng các nhánh lan tỏa từ ý lớn ra nhiều ý phụ khác.
Ý tưởng trung tâm này sẽ nằm chính giữa sơ đồ bao gồm hình ảnh thể hiện nội dung cho chủ đề.
Ví dụ:
Bạn muốn tạo một sơ đồ tư duy môn văn hình cây thì ý chính này chính là thân cây. Sau đó từ thân cây bạn sẽ viết ra những nhánh lớn, rồi đến các nhánh nhỏ để tạo sự liên kết bền chặt cho sơ đồ.
Bạn nên chọn những hình ảnh gần gũi với bài văn để bạn có thể dễ dàng liên tưởng đến nội dung và nhớ được kiến thức lâu hơn.
Bước tiếp theo trong cách vẽ sơ đồ môn văn là phân tán các nhánh phụ từ ý chính đã hình thành ở trên:
Các nhánh phụ hay còn gọi là nhánh thứ cấp. Những nhánh này có nội dung xuất phát từ nhánh chính. Bạn chỉ cần phân tích từ các ý chính đó thành những nhánh nhỏ hơn. Sau đó nối chúng lại với nhau là sẽ có được một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh rồi.
Đối với các nhánh phụ, vì không bị giới hạn về số lượng cho nên bạn có thể thoải mái sáng tạo. Chủ động điều chỉnh các nhánh phụ sao cho nội dung phù hợp với bố cục chung của toàn bài.
Nội dung của nhánh phụ cũng nên cô đọng thật ngắn gọn, súc tích, đầy đủ các ý quan trọng. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm vào những lưu ý ở các nhánh phụ để dễ dàng ghi nhớ.
Để não bộ dễ dàng ghi nhớ kiến thức môn văn thì hình ảnh đóng vai trò hết sức quan trọng ở sơ đồ tư duy. Sử dụng hình ảnh sẽ có tác dụng kích thích thị giác cũng như não bộ của chúng ta tiếp nhận thông tin nhanh hơn.
Vì vậy, bạn sẽ rút ngắn được thời gian học bài và có thể nhớ được kiến thức lâu hơn.
Bạn cũng có thể thử sức sáng tạo khác nhau bằng cách vẽ những hình ảnh riêng biệt của bạn, gây hứng thú và rất có ích trong quá trình học bài đấy.
Xem thêm: Top 6 trang web vẽ sơ đồ tư duy online miễn phí đẹp nhất Cách vẽ sơ đồ tư duy trong Word đẹp nhất chỉ trong 15 giây
Xem thêm:
Trang trí bằng màu sắc
Chọn màu sắc cũng là một phần thiết yếu giúp trang trí sơ đồ tư duy trở nên đẹp mắt, cuốn hút người học hơn. Nó cũng đóng góp để nội dung có thể rõ ràng, dễ đọc.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tone màu phù hợp để làm nổi bật ý chính, ý phụ.
Sắp xếp bố cục sơ đồ rõ ràng dễ hiểu
Một sơ đồ tư duy đơn giản sẽ truyền đạt thông tin rõ ràng hơn. Thêm quá nhiều chi tiết, màu sắc khác nhau sẽ làm cho thiết kế trở nên lộn xộn và thừa thãi.
Nhấn mạnh ý quan trọng bằng các vòng tròn
Vẽ hình tròn vào những ý tưởng quan trọng là một cách trang trí tuy đơn giản nhưng lại rất dễ đọc dễ nhớ.
In đậm hay tô màu từ khóa chính
Viết in hoa hay dùng màu tô từ khóa để nhấn mạnh trọng tâm với phần còn lại.
Mẫu sơ đồ tư duy bài Tây Tiến:
Mẫu sơ đồ tư duy bài Vợ Nhặt:
Mẫu sơ đồ tư duy bài Việt Bắc:
Mẫu sơ đồ tư duy bài Vợ Chồng A Phủ:
Mẫu sơ đồ tư duy bài Đất Nước:
Mẫu sơ đồ tư duy bài Đồng Chí:
Mẫu sơ đồ tư duy bài Chuyện Người Con Gái Nam Xương:
Từ bài viết trên, hy vọng bạn đã biết cách vẽ sơ đồ tư duy môn văn cho riêng mình để có thể học tập tập thật tốt. Tiếp tục theo dõi GiaiNgo để biết thêm những kiến thức hay ho và mới lạ nhé!