Cách tính diện tích hình bình hành là một trong những kiến thức quan trọng nhất của chương trình Toán học lớp 4. Cùng GiaiNgo ghi nhớ cách tính diện tích hình bình hành và tham khảo các ví dụ minh họa ngay trong bài viết này nhé!
Hình bình hành là một dạng đặc biệt của hình thang. Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song hoặc 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
Trong hình bình hành có 2 góc đối bằng nhau, 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm.
Trước khi ghi nhớ cách tính diện tích hình bình hành, bạn cần nắm rõ khái niệm của hình bình hành đã nhé!
Có một số các dấu hiệu cụ thể để nhận biết hình bình hành như sau:
Khi xác định đúng đó là hình bình hành, bạn mới có thể xác định cách tính diện tích hình bình hành một cách chính xác.
Như đã nêu ở phần khái niệm, tính chất hình bình hành sẽ được GiaiNgo tóm gọn lại như sau:
Xem thêm: Cách chứng minh hình bình hành? Khái niệm, tính chất, dấu hiệu HBH
Diện tích hình bình hành được tính theo công thức bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao S = a.h
Trong đó:
Ví dụ 1
Cho hình bình hành có cạnh đáy bằng 12cm, cạnh bên bằng 7cm, chiều cao bằng 5cm. Hãy tính chu vi và diện tích của hình bình hành đó?
Bài giải:
Thay số vào công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành, ta có:
Chu vi của hình bình hành là: C = 2.( 12 + 7) = 38 (cm)
Diện tích hình bình hành là: S = a.h = 12.5 = 60 (cm2)
Ví dụ 2
Ví dụ: Có một hình bình hành có chiều dài cạnh đáy CD = 8cm và chiều cao nối từ đỉnh A xuống cạnh CD dài 5cm. Hỏi diện tích của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?
Theo công thức tính diện tích hình bình hành, ta áp dụng vào để tính diện tích hình bình hành như sau:
Có chiều dài cạnh đáy CD (a) bằng 8 cm và chiều cao nối từ đỉnh xuống cạnh đáy bằng 5 cm. Suy ra ta có cách tính diện tích hình bình hành: S (ABCD) = a.h = 8.5 = 40 cm2
Ví dụ 3
Mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy là 47m, mở rộng mảnh đất bằng cách tăng các cạnh đáy của hình bình hành này thêm 7m thì được mảnh đất hình bình hành mới có diện tích hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189m2. hãy tính diện tích mảnh đất ban đầu.
Phần diện tích tăng thêm chính là diện tích hình bình hành có cạnh đáy 7m và chiều cao là chiều cao của mảnh đất hình bình hành ban đầu.
Chiều cao mảnh đất là: 189 : 7 = 27 (m)
Diện tích mảnh đất hình bình hành ban đầu là: 27.47 = 1269 (m2)
Chu vi hình bình hành được tính bằng tổng độ dài của 4 cạnh C = 2 x (a+b)
Nếu đã nắm được cách tính diện tích hình bình hành thì bạn cũng nên biết về công thức tính chu vi của nó nữa nhé!
Hình bình hành là một trong những hình cơ bản trong hình học mà bạn sẽ còn tiếp xúc rất nhiều. Nhớ rõ cách tính diện tích hình bình hành sẽ giúp bạn khá nhiều trong môn Toán học đấy nhé! Cùng GiaiNgo cập nhật các kiến thức bổ ích khác qua các bài viết sau nha!