Mỗi mỗi một quốc gia, dân tộc đều mang trong mình những giá trị riêng. Vậy sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây được thể hiện như thế nào? Mời bạn cùng GiaiNgo khám phá ngay nhé!
Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây chúng ta cùng đến với khái niệm phương Đông là gì nhé!
Phương Đông là cụm từ để chỉ một nhóm các dân tộc có liên hệ mật thiết với nhau về ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá và nguồn gốc. Theo Bách khoa người phương Đông, phương Đông là vùng đất của người Hán, Hòa, Triều Tiên, Việt và những khu vực xung quanh mà nền văn hoá của nó ảnh hưởng sâu sắc.
Theo quan niệm chính thống, phương Đông là vùng đất của những nền văn minh châu thổ. Hay nói cách khác, phương Đông là những nền văn mình hình thành và phát triển trên lưu vực các con sông. Nó thường được gọi là thế giới phương Đông.
Ngoài ra, phương Đông còn có ý nghĩa là danh từ dùng để nói đến những thứ ở hướng Đông.
Phương Tây là cụm từ để chỉ một nhóm các quốc gia đặc thù, bao gồm các nước nằm ở phía Tây châu Á như Tây Âu, Châu Mĩ,…
Phương Tây là một khái niệm văn hóa gắn liền với tập hợp các quốc gia có chung truyền thống Judeo – Christian và di sản văn hóa cổ điển của Hy Lạp và Rome. Thế giới phương Tây hình thành với hệ thống giá trị, thể chế chính trị và mô hình kinh tế và xã hội của họ.
Sự va chạm giữa phương Đông và phương Tây tạo nên sự khác biệt giữa chúng. Mỗi bên đều nuôi dưỡng lý tưởng riêng của mình. Vậy để biết được sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé!
Sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Vì thế nên cách thể hiện quan điểm cá nhân của họ cũng thể hiện sự khác biệt ấy.
Với người phương Tây, họ quan trọng sự thẳng thắn, bộc trực. Họ luôn đi thẳng vào vấn đề. Còn với người phương Đông, họ lại đề cao sự khéo léo, mềm mỏng. Họ thường thể hiện quan điểm của mình theo lối nói “vòng vo tam quốc” rồi mới dẫn vào đề.
Sự khác biệt về phương thức tư duy là yếu tố cơ bản tạo nên sự khác nhau về cách nhận thức bản thân giữa phương Đông và phương Tây.
Người phương Tây rất quan trọng cái “tôi”. Họ luôn đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân.
Còn ở phương Đông, cái “ta” chung lại được đề cao. Người phương Đông luôn hướng đến cái chung, đề cao tính gắn kết cộng đồng. Cái “tôi” thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái “tôi” được cho là một đức tính đáng khen ngợi.
Văn hóa của người phương Tây cực kỳ coi trọng phụ nữ. Họ xem bình đẳng giới là điều hiển nhiên, mọi hành động và lời nói đều thể hiện điều đó.
Còn với văn hóa phương Đông lại trọng nam khinh nữ. Dù cố thay đổi suốt bao năm qua nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm bất cập.
Trong thế giới phương Đông, người phụ nữ vẫn bị xem là chỉ nên ở nhà nuôi con, tiếng nói không có trọng lượng.
Cách thể hiện cảm xúc của phương Đông và phương Tây chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể nên có sự khác biệt rất lớn.
Người phương Tây thể hiện cảm xúc, thái độ của bản thân một cách rõ ràng. Những cảm xúc của họ được bộc lộ khá chân phương. Họ vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng ra bên ngoài.
Còn người phương Đông thường giấu kín và che đậy cảm xúc của bản thân để tránh gây phiền hà. Có thể nói biểu hiện cảm xúc của họ “trong héo ngoài tươi”.
Phong cách sống của phương Đông và phương Tây chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lối tư duy. Người phương Tây đề cao cái “tôi”, năng lực cá nhân, cá tính riêng,… Vì vậy phong cách sống của họ thiên về lối sống tự lập, cá nhân.
Trong khi đó, người phương Đông lại trân trọng cái “ta”. Con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.
Vì thế phong cách sống của người phương Đông tình cảm hơn rất nhiều so với phương Tây.
Người phương Tây luôn coi trọng người khác thông qua việc đúng giờ. Người ta không cần đến quá sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự.
Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút. Họ coi đó là việc bình thường, không trở thành vấn đề lớn. Những người đến đúng giờ thường phải chờ những người còn lại.
Vì các nước phương Tây tôn trọng quyền tự do, quyền bình đẳng nên mối quan hệ giữa sếp và nhân viên luôn có sự bình đẳng rõ rệt.
Sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Nếu thấy sếp đang bất công với quyền lợi trong công việc, nhân viên có sẽ lên tiếng cũng như góp ý kiến thẳng thắn.
Trong thế giới phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”. Người phương Đông luôn sợ mất lòng sếp. Hầu hết nhân viên có thái độ nhún nhường và muốn lấy lòng sếp.
Vì thế nên họ không dám trực tiếp bày tỏ ý kiến với sếp dù gặp nhiều vấn đề không thỏa đáng.
Với người phương Tây, chỗ nào họ cũng xếp hàng, xếp hàng dài trên đường phố, xếp hàng khi lấy thức ăn,… Chỉ hai người cũng xếp hàng và không chen lấn, xô đẩy.
Với người phương Đông, văn hóa xếp hàng đã dần hình thành, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.
Ở nhiều nơi mọi người vẫn thường xếp hàng ngang, rất ồn ào, xô đẩy và chen lấn nhau.
Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây rất tôn trọng sự riêng tư của mỗi người. Chính vì thế nên họ thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện hơn.
Người phương Đông lại thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào. Đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Họ quan niệm tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.
Vào những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ. Họ không đổ ra đường mà thường lựa chọn ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả hoặc về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành.
Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường. Họ thích đến những nơi sầm uất, các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.
Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy.
Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Đặc biệt, người phương Tây thường giữ im lặng không để ảnh hưởng đến người khác khi ăn uống trong nhà hàng.
Ngược lại, người phương Đông thì lại quen với việc “ăn to nói lớn” nên họ khá vô tư trong việc này. Họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.
Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Họ thường thích đi bộ tận hưởng những cảnh quan thiên nhiên và ghi nhớ cảnh đẹp vào trong trí óc.
Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm nhờ máy ảnh. Đây được xem là một việc quan trọng không kém trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan của họ.
Người phương Tây luôn đi thẳng vào vấn đề. Họ coi trọng kết quả sau cùng. Vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất.
Còn người phương Đông lại quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút. Tuy nó mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.
Các bữa ăn trong ngày cũng có sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây. Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh. Họ cho rằng bữa trưa là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa.
Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày. Họ luôn thích sự nóng sốt của bữa cơm gia đình. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.
Ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo công viên.
Còn ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già thường sống quây quần bên con cháu, dắt cháu đi chơi, rất tình cảm.
Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Phụ nữ phương Tây thích thoải mái phơi mình trên bãi biển. Tâm trạng người phương Tây thay đổi theo thời tiết, trời nắng sẽ vui và mưa sẽ hơi buồn.
Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng. Dù mưa hay nắng với họ đều không vấn đề gì.
Người phương Tây thể hiện rõ cảm xúc của bản thân và nói lên điều mình muốn. Các mối quan hệ đều rành mạch, rõ ràng. Mọi thứ tại phương Tây đều được đơn giản hóa.
Người phương Đông thường né tránh bộc lộ cảm xúc. Họ không thể hiện quá nhiều quan điểm cá nhân, thường có khá nhiều mối quan hệ phức tạp.
Trước đây, người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Nhưng hiện nay, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất.
Vì nó vừa giúp rèn luyện sức khỏe và vừa có thể bảo vệ môi trường. Trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).
Các nước phương Tây rất tôn trọng sự bình đẳng nên cách chào hỏi của họ khá thoải mái. Họ thường bắt tay nhau bình thường giữa nam và nữ. Đối với người thân, bạn bè thì họ sẽ trao nhau nụ hôn lên má hoặc phớt qua trên môi.
Còn phương Đông thì khá quy tắc nề nếp trong việc chào hỏi. Trước đây, đàn ông và phụ nữ gặp nhau thì vái chào, nghiêng mình. Sau này, họ chào nhau bằng cái bắt tay chứ không có ôm hôn. Hành động ôm hôn chỉ dành cho những người đang yêu nhau hoặc vợ chồng.
Quan niệm về cách ăn mặc cũng có sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây. Người phương Tây ăn mặc khá thoải mái. Thậm chí những hình ảnh khỏa thân vẽ tranh, tạc tượng là để mọi người cùng chiêm ngưỡng cái đẹp.
Ngược lại, người phương Đông thì ăn mặc kín đáo. Những trang phục thiếu vải hoặc khỏa thân được xem là xúc phạm đến thuần phong mỹ tục và giá trị con người, đặc biệt là phụ nữ.
Dù là phương Đông hay phương Tây đều sở hữu cho mình những nét đẹp và sự độc đáo riêng. Người phương Tây thích vẻ đẹp tự do, khỏe khoắn với làn da rám nắng. Người phương Đông lại tỏ ra yêu thích sự dịu dàng, mong manh, làn da trắng.
Hầu như người phương Đông xem vẻ đẹp lý tưởng là sự nữ tính. Họ thích nét đẹp cổ điển, kín đáo. Trong khi đó, người phương Tây thích vẻ đẹp độc đáo, cá tính và mạnh mẽ.
Nếu ai đã từng sống trong cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, thì sẽ hiểu và thấy rõ sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây trong cách nuôi dạy con.
Người phương Tây luôn dạy con tính tự lập cao, khuyến khích việc chúng vừa học vừa làm để có tiền tiêu xài và biết quý trọng tiền bạc. Cha mẹ phương Tây không muốn con mình thuận theo số đông mà họ hy vọng con mình sẽ chịu trách nhiệm cho chính mình.
Người phương Đông dường như không mấy quan tâm đến việc thể hiện bản thân và tính độc lập của con cái. Họ ưu tiên việc con mình có biết tôn trọng người lớn tuổi và quan tâm đến gia mình.
Phương Tây thì khi con cái đến độ tuổi trưởng thành thì cha mẹ sẽ hết trách nhiệm nuôi nấng và chu cấp. Ngược lại, người phương Đông thì lại luôn lo cho con cái, thậm chí là có trách nhiệm tự nguyện lâu dài.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây? 18 điểm khác biệt
Để nói về sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây thì rất nhiều. Vì vậy bạn cần nắm rõ những điểm trên để có thể hiểu và hòa nhập vào các môi trường sống khác nhau. Hãy theo dõi GiaiNgo thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!